Lịch sử Việt Nam

Điển lệ về Văn Miếu thời Nguyễn ở Đàng Trong

  • Võ Nguyên Phong
  • 02/02/2023

Văn Miếu là tên gọi ngắn gọn của Văn Thánh Miếu, đây là nơi thờ đức Khổng Tử, người được tôn vinh là Vạn thế sư biểu - Bậc thầy của muôn đời, ở những nước có nền văn hóa Nho giáo. Đến thời chúa Nguyễn với hành trình mở cõi phương Nam ở Đàng Trong, cũng phát huy tinh thần trọng chữ thánh hiền, cùng quá trình di chuyển từ Bắc vào Nam, các Văn Miếu lần lượt được xây dựng cho từng khu vực phủ, dinh… thuộc Đàng Trong. Thời gian này không nhiều ghi chép về điển lệ, nhưng sau khi lập chính quyền ở Nam Kỳ, chúa Nguyễn mới ban hành một số quy định liên quan đến việc tế tự Văn Miếu. Đến thời nhà Nguyễn, việc đặt quy chế xây dựng và tế lễ ở Văn Miếu trở thành rất quy củ trong điển lệ triều Nguyễn. Đến năm 1803 vua Gia Long cho thiết lập đầy đủ hệ thống Văn Miếu ở các dinh trấn toàn quốc, góp phần hoàn chỉnh từng bước hệ thống thờ tự Văn Miếu ở Việt Nam thời nhà Nguyễn, thời gian sau các Văn Miếu được hoàn thiện và là trở thành nơi tế tự quan trọng bậc nhất của chính quyền các tỉnh tại địa phương. Việc khảo sát các điển lệ về quy cách xây dựng và nghi thức tế tự cho Văn Miếu giúp chúng ta hiểu xuyên suốt về hệ thống Văn Miếu thời Nguyễn ở Đàng Trong.

Xem trọn bộ tại đây

Võ Nguyên Phong


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24390113