Lịch sử Việt Nam

NƯỚC PHÁP SAU TẤN THẢM KỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

  • ĐẶNG HOÀNG SANG
  • 05/05/2024

Ngày 7/5/1954, tập đoàn cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Thắng lợi này của quân và dân Việt Nam không chỉ làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương; mà còn có tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Pháp sau đó. Sự thất thủ ở Điện Biên Phủ gây cho chính trường nước Pháp khủng hoảng hơn bao giờ hết, một sự sụp đổ về tinh thần và những bất đồng, chia rẽ trong chính giới Pháp nổ ra gay gắt; cũng từ đây khoét sâu thêm mâu thuẫn trong quan hệ Pháp - Hoa Kì liên quan đến mưu đồ kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương. Trong khi đó, phong trào phản chiến của nhân dân Pháp lại bùng lên mạnh mẽ buộc Chính phủ phải rút khỏi cuộc chiến tranh, chấp nhận giải pháp hòa bình tại Hội nghị Genève. Sau cùng là hệ thống thuộc địa hoàn chỉnh của thực dân Pháp bị phá vỡ, nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được chiến thắng Điện Biên Phủ cổ vũ đã vùng dậy đấu tranh giành quyền độc lập. Tấn thảm kịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu và nó sẽ còn âm vang mãi trong lòng nước Pháp nhiều thập kỷ sau đó.

1. Sự khủng hoảng của chính trường nước Pháp

 

13 giờ 42 phút, ngày 8/5/1954, tin tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ đến Thủ đô Paris, một bầu không khí ảm đạm, hỗn loạn, rã rời pha lẫn nỗi tức giận đối với những người có trách nhiệm trong chính giới Pháp bắt đầu. Báo chí Pháp lúc bấy giờ “đã mô tả một đám tang gần như là quốc tang”1 khi đưa tin mất Điện Biên Phủ. Cuối giờ chiều, tại cung điện Burbon, Thủ tướng Laniel thông báo tình hình bi thảm đến Quốc hội Pháp. Sau đó, ông ra lệnh cho các công sở trên toàn quốc và tại các thuộc địa phải “treo cờ rủ một tuần lễ để tưởng niệm cái tang đau đớn của nước Pháp tại Điện Biên Phủ”2. Hôm sau, do lo sợ trước sự thảm bại ở Điện Biên Phủ, Chính phủ ra lệnh thiết quân luật ở Thủ đô Paris, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đều được lệnh hủy biểu diễn. Sáng ngày 11/5, Chính phủ phải ra điều trần trước Quốc hội. Thủ tướng Laniel thất thần ngồi im lặng suốt hàng giờ trước những chất vấn của các Nghị sĩ về việc để mất tập đoàn Điện Biên Phủ, mà trước đây ông “hi vọng đủ mọi điều”. Ngày 3/6, Chính phủ Pháp cùng một lúc cách chức cả Tổng tư lệnh Navarre và Cao ủy M.Dejean, cử Paul Ely làm Tổng Tư lệnh kiêm luôn chức Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Đến ngày 12/6, Chính phủ Laniel sụp đổ, kết thúc quá trình 8 năm “tìm kiếm một giải pháp danh dự cho chiến tranh Đông Dương nhưng đã không thực hiện được vì sự yếu kém hay sự thiếu hợp tác”3, để nhường chỗ cho phe ủng hộ hòa bình đứng đầu là Pierre Mendes France ký các hiệp định đình chiến tại Hội nghị Genève.

Xem trọn bộ tại đây

ĐẶNG HOÀNG SANG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24778971