ĐẢNG BỘ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO PHỐI HỢP VỚI CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954
- 05/05/2024
Đảng bộ Phân liên khu miền Đông Nam Bộ thành lập tháng 5/1951 trên cơ sở tổ chức quân sự - hành chính Phân liên khu miền Đông (gồm các tỉnh Bà Chợ, Thủ Biên, Gia Ninh, Mỹ Tân Gò và Long Châu Sa) vừa được thành lập cùng thời điểm. Phân liên Khu uỷ gồm Bí thư Phạm Hùng và các uỷ viên: Nguyễn Văn Vịnh, Trần Văn Trà, Nguyễn Quang Việt, Tô Ký, Võ Văn Khánh, Phạm Hữu Lầu, Võ Phát. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam, các cấp bộ Đảng ở Phân liên khu miền Đông Nam Bộ đã tập trung lãnh đạo quân và dân tổ chức chiến trường, sắp xếp lại lực lượng, đấu tranh khắc phục những khó khăn do thiên ta địch hoạ gây ra, uốn nắn các lệch lạc trong thực hiện phương châm vùng kháng chiến và công tác tôn giáo vận, tạo nên thế và lực mới ở miền Đông Nam Bộ trước khi bước vào thời đoạn lịch sử Đông Xuân 1953-1954. Các đòn tiến công chiến lược của quân và dân ta diễn ra trên chiến trường chính trong Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ đã tác động mạnh mẽ đến tiến trình cuộc kháng chiến ở miền Đông Nam Bộ. Dưới sự tác động ấy, Đảng bộ miền Đông Nam Bộ đã lãnh đạo Nhân dân và lực lượng vũ trang vượt lên, thực hiện các nhiệm vụ phối hợp có hiệu quả với chiến trường cả nước, góp phần làm nên thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xem trọn bộ tại đây
- QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ Ở CÔN LÔN VÀ PHÚ QUỐC THỜI CHÚA NGUYỄN
- ÁN SÁT SỨ NGUYỄN XUÂN ÔN VÀ VÙNG ĐẤT TAM PHAN
- BÀN THÊM VỀ QUỐC HIỆU NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ THỜI NGUYỄN QUA CUỘC KHỞI NGHĨA VÕ TRỨ - TRẦN CAO VÂN Ở PHÚ...
- THỦY CHIẾN VÀM NAO - CỔ HỖ (1833 - 1834) ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN
- BA KÊNH ĐÀO Ở TÂY NAM BỘ THỜI NGUYỄN
- TÔN THẤT THUYẾT - NGUYỄN VĂN TƯỜNG CÒN NHỮNG BĂN KHOĂN
- NƯỚC PHÁP SAU TẤN THẢM KỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NHỮNG HOẠT ĐỘNG KINH LƯỢC CỦA TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ
- NGÀY XUÂN NHÌN LẠI 200 NĂM KÊNH VĨNH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở HÀ TIÊN THỜI HỌ MẠC
- THÂN THẾ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA MỘT SỐ NHÀ KHOA BẢNG HỌ TRƯƠNG Ở NAM BỘ VÀO NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX