Lịch sử Việt Nam

Thị lang Hộ bộ Đào Trí Phú và địa bạ Bình Thuận

  • Nguyễn Thành Tài
  • 02/02/2023

Quản lý ruộng đất là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình quản lý đất nước, mà bất cứ triều đại phong kiến nào cũng đều quan tâm. Cũng như các triều đại khác, dưới thời các chúa và vua Nguyễn, việc quản lý, đo đạc ruộng đất, lập địa bạ (sổ ruộng đất) để “định cương giới, đều là chính sự lớn của nước” . 

Vài nét về đo đạc ruộng đất dưới triều Nguyễn

Đại Nam thực lục chép rằng, năm 1804, vua Gia Long xuống dụ cho các các dinh, trấn trong cả nước kê khai diện tích đất đai, lập địa bạ. Địa bạ của từng xã/thôn (thuộc phủ/tổng/huyện, dinh/trấn) lập xong chia thành 03 bản, gửi về bộ Hộ xét duyệt. Sau đó, lưu 01 bản tại kinh, 01 bản ở dinh/trấn và 01 bản ở các xã/thôn để làm căn cứ đối chiếu, thực hiện. Khi thành lập mới một làng thì phải có địa bạ kèm theo. Địa bạ như “một tấm địa đồ của làng” , hay tờ giấy khai sinh của làng. Trong tờ “giấy khai sinh” đó ghi chép cụ thể diện tích từng mẫu ruộng, khoảnh đất, tọa lạc tứ cận đông tây nam bắc, chủ sở hữu (ai có tên chép trong địa bạ, xem như được triều đình chứng nhận đã có “sổ đỏ”), nguồn gốc sở hữu, hiện trạng đất (trồng lúa, đậu, hoa màu hay làm nhà ở, mồ mả, bỏ hoang…). Đến năm 1819, việc đo đạc ruộng đất hoàn thành ở nhiều nơi, nhất là khu vực phía Bắc.

 

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Thành Tài


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24373003