Lịch sử Việt Nam

CÁCH THỨC TỔ CHỨC CANH TÁC CỦA ĐIỀN CHỦ Ở NAM KỲ THỜI THUỘC PHÁP

  • DƯƠNG VĂN TRIÊM
  • 29/08/2023

Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp thực hiện nhiều cách thức khác nhau để khai thác Nam kỳ như chia lại ruộng đất. Biến phần lớn ruộng đất tư nơi đây thành công hữu. Trên cơ sở đó tiến hành cấp phát, sang nhượng… đẩy số lượng điền chủ có sở hữu lớn phát triển đến đỉnh cao.

Nhưng khi sở hữu số lượng ruộng đất lớn trong tay, những điền chủ đã làm gì để “vận hành” số lượng ruộng đất đó? Trong khuôn khổ bài viết này, sẽ nghiên cứu “Cách thức tổ chức canh tác của điền chủ ở Nam kỳ thời thuộc Pháp”. Nội dung bài viết tập trung khai thác các mối quan hệ sản xuất giữa điền chủ với các lực lượng sản xuất khác. Qua đây góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề lịch sử này.

1. Các kiểu canh tác

1.1. Trực tiếp canh tác (faire-valoir direct)

Trực tiếp canh tác hay tự canh, cách thức canh tác này phổ biến ở Mỹ Tho và Cần Thơ của những điền chủ vừa và lớn. Một phần ruộng của họ được cho lĩnh canh (cho thuê mướn) và một phần họ sẽ trực tiếp canh tác, với tư cách là “gentlemen farmer” (tạm dịch: “quý ông nông dân”). Nhưng họ không trực tiếp ra sức lao động mà thuê mướn nhân công (main-d’œuvre) hoặc đốc công trong coi việc canh tác, ở Long Xuyên:

- Ruộng lúa của Đặng Thị Hơn (Thạnh Quới), diện tích thực canh 520 ha, đốc công Nguyễn Công Tánh;

- Ruộng lúa Liêu Sanh Hậu (Thạnh Phú), diện tích thực canh 567 ha 66.90, đốc công Liêu Sanh Châu; - Ruộng lúa Massari (Thạnh Quới), thực canh 1.000 ha, đốc công Trần Văn Lý (tên khác Lê);

- Ruộng lúa Nguyễn Thị Ngọc (Thạnh Quới), thực canh 500 ha, đốc công Nguyễn Văn Vĩ.

Nguyên văn của từ “đốc công” ở các trường hợp trên được tác giả dịch từ “directeur”. Trường hợp này có thể khác các dạng cai: “gérant” (cai đồng ruộng), “caporal” (cặp rằn).

1.2. Canh tác lĩnh canh (fermage)

Có 2 dạng lĩnh canh: tá điềnmétayer. Do không có sự khác biệt lớn giữa hai dạng này, nên đôi khi người ta đồng nhất thành một. Như trong “Đồn điền của người Pháp ở Bắc kỳ từ năm 1884 đến 1918” của Tạ Thị Thúy gọi “métayer” là “tá điền”.

Nhưng nếu xét ở cách thức chi trả huê lợi, chúng ta sẽ thấy hai dạng lĩnh canh này có sự khác nhau:

- Tá điền lĩnh canh ruộng đất trả tiền thuê bằng lúa hoặc tiền (tùy theo thỏa thuận), tính theo công hoặc mẩu, trả theo mùa hoặc năm.

Không có quy định pháp lý về số lúa ruộng (tá túc) mà tá điền phải nộp cho chủ điền. Giá tiền thuê ruộng đất, thời hạn trả hay cách thức trả… là thỏa thuận giữa điền chủ và tá điền. Nếu có xảy ra xung đột, hai bên tự thỏa thuận giải quyết, chính quyền cơ sở không can thiệp vào việc này. Có giai đoạn quan chủ tỉnh “tham gia” xét xử những tranh chấp giữa điền chủ với tá điền. Nhưng đây không thuộc thẩm quyền của chủ tỉnh, vì quan chủ tỉnh không có quyền tư pháp. 

Việc xét xử được giao cho tòa án căn cứ trên....

 

 

Xem trọn bộ tại đây

DƯƠNG VĂN TRIÊM


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402733