Lịch sử Việt Nam

SỨ BỘ NĂM 1863 - 1864 CỦA TRIỀU ĐÌNH TỰ ĐỨC: ĐÍNH CHÍNH MỘT VÀI TÀI LIỆU LIÊN QUAN

  • NGUYỄN LỤC GIA
  • 29/08/2023

Tóm tắt

Căn cứ vào thực tiễn đàm phán Trung Quốc - Anh, Triều đình Tự Đức kỳ vọng về giải pháp sửa đổi một số điều khoản căn bản trong Hiệp ước Sài Gòn thông qua chủ trương chuộc đất ngay tại chính trường Pháp quốc. Sứ bộ năm 1963 - 1964 đảm nhận việc thực thi nhiệm vụ quan trọng này bởi một chuyến vận động ngoại giao dài ngày diễn ra trên đất Pháp - Tây Ban Nha. Dù vậy, những hiểu biết xung quanh Sứ bộ đến nay vẫn còn chưa được nhận thức và diễn giải một cách nhất quán qua một vài tài liệu sử học, cả về mục đích lẫn lịch trình: trong khi Tây hành nhật ký (Tự Đức năm thứ 16 Quý Hợi - 1863) cho rằng Sứ bộ phải thực thi mệnh lệnh thu hồi lãnh thổ mà không cần phải chuộc thì Phan Thanh Giản - Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862 - 1867) lại mô tả sai lệch thời gian về mốc khởi hành lẫn ngày giờ và điểm đến bằng phương tiện hỏa xa. Bài viết tiến hành kết nối các dữ kiện khoa học và thực tế, minh định khách quan và logic các sơ sót không đáng có, trả lại sự chân xác vốn dĩ hàm ý trong nguyên bản của các tài liệu sử học quý giá này.

Dẫn nhập

Thất bại trong cuộc chiến tranh vệ quốc trước quân đội viễn chinh của đế quốc Pháp tại phần lớn các tỉnh Nam Kỳ, Triều đình Tự Đức buộc phải đàm phán đối phương và ký kết Hiệp ước Sài Gòn ngày 5.6.1862, với nội dung cơ bản là đồng ý nhượng cho Pháp ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa, đồng thời chấp nhận thanh toán bồi thường chiến tranh 4 triệu đồng bạc trả dần trong hạn định 10 năm.

Ngay sau đó, vị Hoàng đế Nguyễn triều nhận thấy hiện trạng Nam Kỳ dường như có thể được cải thiện tại chính trường Pháp quốc bởi Hoàng đế Louis - Napoléon Bonaparte; bởi vậy, lập tức một Sứ đoàn của Vương quốc Đại Nam đã được cắt đặt và thừa hành mà viên đại thần tín nhiệm hàng đầu không ai khác hơn lại chính là người vừa thay mặt Triều đình đặt bút ký Hiệp ước. Phan Thanh Giản trở thành vị Chánh sứ dẫn đầu Sứ bộ sang Pháp, cùng với hai cộng sự gồm Phó sứ Phạm Phú Thứ, Bồi sứ Ngụy Khắc Đản và khoảng 64 phái viên do Triều đình Huế cử, thêm 9 phái viên do Nhà cầm quyền Sài Gòn đài thọ.

Cùng với trọng trách to lớn mà những người đứng đầu Sứ bộ phải thực thi, điều đặc biệt hơn còn thể hiện ở những bản ghi chép mà các vị sứ thần tái hiện và tích hợp để dâng lên Triều đình Huế. Được biết cho đến nay, ít nhất có hai bản văn đã được dịch thuật và công bố, gồm Tây hành nhật ký (Tự Đức năm thứ 16 Quý Hợi - 1863) của Phó sứ Phạm Phú Thứ và Như Tây ký (1863 - 1864) của Bồi sứ Ngụy Khắc Đản. Ngoài ra, có thể kể thêm một công trình chuyên khảo riêng về vị Chánh sứ họ Phan vừa được dịch thuật và xuất bản thời gian gần đây, Phan Thanh Giản - Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862 - 1867), trong đó có một phần nội dung liên quan đến sứ mệnh bang giao Đại Nam - Pháp này. Như vậy, không kể đến các sáng tác văn chương mang tính cách cá nhân, cả ba vị đại thần đứng đầu Phái bộ đều có những dấu ấn đương thời được ghi nhận bởi chính bản thân hoặc học giới về sau. Đây là nguồn tư liệu quý về sự kiện bang giao mang ý nghĩa trọng đại đối với thời kỳ khởi đầu của lịch sử cận đại Việt Nam.

Hiển nhiên, các công trình sử học kể trên sẽ thuần túy trở thành những tư liệu đắt giá về một thời đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc Việt Nam, nếu như một số diễn giải thuộc công việc giới thiệu, bình chú văn bản không vấp phải các nhầm lẫn hay sai lệch đáng tiếc. Tựu trung, khiếm khuyết xảy ra đối với hai tài liệu Như Tây ký (1863 - 1864)Phan Thanh Giản - Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862 - 1867), trên căn bản hai nội dung: (1) Nhiệm vụ bao quát của Sứ bộ;....

Xem trọn bộ tại đây

NGUYỄN LỤC GIA


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24929251