Lịch sử Việt Nam

DANH THẦN NGƯỜI HOA VỚI CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT NAM BỘ THỜI CHÚA NGUYỄN

  • ĐỖ KIM TRƯỜNG
  • 30/08/2023

Công cuộc mở đất phương Nam do chúa Nguyễn Hoàng là người tiên khởi, bắt đầu từ năm 1558 đến năm 1757 thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì hoàn thành. Sự nghiệp này do các lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai khẩn dưới hai hình thức tự phát và có tổ chức bởi chính quyền đương thời. Cùng với chủ thể trên còn có sự góp sức của các danh thần người Hoa, tiêu biểu là Trần Thượng Xuyên ở Đồng Nai, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho và Mạc Cửu ở Hà Tiên.

1. Trần Thượng Xuyên (1626 – 1715)

Trần Thượng Xuyên, tước Thắng Tài hầu nên còn gọi Trần Thắng Tài. Ông sinh năm 1626 ở huyện Ngô Xuyên, tỉnh Quảng Đông, là bộ tướng của Trịnh Thành Công, giữ chức Tổng binh, Trấn thủ ba phủ Cao Châu – Lôi Châu – Liêm Châu. Năm Kỷ Mùi (1679), sau khi người Mãn Thanh lật đổ nhà Minh nắm quyền cai trị Trung Quốc, ông cùng các tướng Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần An Bình chạy sang xin thần phục chính quyền Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Tần họp cùng triều thần bàn luận cho rằng, họ không cùng phong tục, ngôn ngữ, đến bất ngờ, trong thế cùng bức bách, không nỡ chối từ. Xét đất Đông Phố đất tốt nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý. Vậy nên nhân đó cho họ đến đấy khai khẩn, một việc được ba điều lợi. Đồng thời chúa cũng cáo dụ cho Chân Lạp được biết. Sử Cao Miên cũng xác nhận: “Sau khi thất trận, Hoàng thân Ang Non chạy xuống miền Nam, thỏa thuận với Chúa Nguyễn cho người Việt vào định cư ở tỉnh Bà rịa và Đaung Nay (Đồng Nai) và 3.000 người Trung Hoa tị nạn....

 

Xem trọn bộ tại đây

ĐỖ KIM TRƯỜNG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402231