Kiến thức lịch sử chung

Dân tộc Kinh ở Giang Bình (Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc)

Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc, trong đó người Kinh là một trong 55 dân tộc thiểu số chiếm số lượng khiêm tốn 18.700 người so với một số dân tộc khác như người Choang 15.555.800 người, người Di 6.578.500 người,... [1] Trên các trang web, bản đồ, các sách tổng quan chung về các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc hiện nay [2] khi giới thiệu về dân tộc Kinh thường ghi ngắn gọn về địa bàn cư trú tập trung nhất của họ là ở Kinh Đảo thuộc trấn Giang Bình, thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây. Kinh Đảo bao gồm 3 hòn đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu) mà từ năm 1971 đến nay đã lần lượt thành bán đảo, vì thế còn có tên là Tam Đảo. Sau thời gian điền dã ở Kinh Đảo chúng tôi nhận thấy việc giới thiệu về người Kinh ở Trung Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng như vậy là đúng nhưng chưa đủ. Đúng là người Kinh ở Quảng Tây tập trung phần lớn ở Tam Đảo, trấn Giang Bình nhưng ngoài khu vực Tam Đảo, trong trấn Giang Bình người Kinh còn tập trung ở 4 nơi khác nữa là các làng Hạnh Vọng, Hồng Khảm, Đầm Cát [3] và khu vực chợ Giang Bình. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi mong muốn đưa đến cho bạn đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về địa bàn cư trú và một số vấn đề văn hoá xã hội của dân tộc Kinh ở Giang Bình. Thêm nữa chúng tôi cũng muốn tìm hiểu tại sao nói đến người Kinh ở Trung Quốc và Quảng Tây, người ta lại chỉ thường nói đến Kinh Đảo. 

Xem chi tiết


Chuyện người đàn bà trắc nết trong sử Việt, được nhà thơ Trung Quốc ca ngợi như một liệt nữ

Hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy đất nước ta nằm sát nách Trung Quốc đất rộng người nhiều, đây là mối lo đời đời cho dân Việt. Gọi là lịch sử đưa đẩy vì thời xa xưa, Trung Quốc dựng nước tại miền châu thổ sông Hoàng Hà cách xa ta nhiều ngàn dặm; dân tộc này có nền văn hóa cao và sức bành trướng mãnh liệt, lần lượt thôn tính các lân quốc để trở thành một nước lớn. Về phía nam, thế lực của họ vượt qua sông Dương Tử, thôn tính nước Sở; rồi đến đời Tần Thủy Hoàng, vào năm Đinh Hợi [214 trước Công nguyên - trCN] tiến chiếm các vùng Quế Lâm, Tượng Quận, Giao Chỉ tức Quảng Đông, Quảng Tây và [miền Bắc] Việt Nam ngày nay.


Bụt chùa nhà

Trong quá trình tiến hóa, sự tồn tại và phát triển của một giống sinh vật hay thực vật dựa trên sức mạnh của giống vật ấy. Đối với một dòng giống, một văn hóa con người, sức mạnh ấy dựa trên hai yếu tố: ý chí và bản chất đặc biệt. Ngoài yếu tố thể chất, bản sắc đặc biệt ấy là nền văn hóa của mỗi dân tộc. Chính ý chí và bản chất của dân Do Thái đã làm cho dân tộc này tồn tại suốt hai nghìn năm vong quốc. Mạnh mẽ hơn thế nữa là sự tồn tại của dân tộc Việt Nam qua một nghìn năm bị người Trung Hoa đô hộ, qua một nghìn năm thường xuyên chống trả với những cố gắng đồng hóa dân Việt về văn hóa và chủng tộc. 


Mấy nhận xét về cuốn Súng, mầm bệnh và thép

Cảm ơn ông Nguyễn Thọ Chấn đã giới thiệu cuốn Súng, mầm bệnh và thép của Jared Diamond giúp người đọc Việt thấy được bức tranh tổng quát về tiến trình lịch sử nhân loại. Chỉ bằng những dòng giới thiệu vắn tắt, người đọc nhận ra đấy là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc với nhiều tư tưởng và tài liệu lịch sử mới mẻ bổ ích. 


Sự tiến hoá của súng và vi trùng

Jared Diamond, sinh năm 1937, hiện là giáo sư ngành địa lý học và sinh lý học ở trường Đại học California tại Los Angeles (UCLA). Ông là một trong những học giả uyên thâm và hiểu biết đa ngành nhất thế giới hiện nay. Ông nói được hơn 10 thứ tiếng và nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực từ sinh học, sinh lý học, địa lý học, nhân chủng học, môi trường, khảo cổ học cho tới các kiểu dáng của máy chữ và lịch sử Nhật Bản thời phong kiến. Do kiến thức rất rộng của ông và do ông có nhiều bài viết về các lĩnh vực khác nhau trên các tạp chí chuyên ngành, nhà sinh vật học Mark Ridley từng nói đùa rằng “Jared Diamond” không phải là một người mà là bút danh của một nhóm tác giả. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách trong đó nổi tiếng nhất là hai cuốn Súng, vi trùng và thép- Số phận của các xã hội loài người, xuất bản năm 1997 và Sụp đổ: Các xã hội chọn lựa thất bại hay thành công như thế nào, xuất bản năm 2004, trong đó cuốn Súng, vi trùng và thép- Số phận của các xã hội loài người đoạt giải thưởng Pulitzer cho thể loại sách phi hư cấu (non-fiction). Theo bình chọn của tạp chí Prospect của Anh năm 2005, Jared Diamond đứng vị trí thứ 9 trong danh sách 100 nhà trí thức có ảnh hưởng nhất trên toàn cầu hiện nay. 


Sử liệu liên can đến việc vua Quang Trung mua nhân sâm cho mẹ

Theo thông lệ của nhà Thanh, quan lại tại biên giới có quyền kiểm duyệt thư từ qua lại giữa nhà cầm quyền nước ngoài và sứ bộ nước họ công tác tại Trung-Quốc. Ngoài việc kiểm duyệt, viên quan chịu trách nhiệm phải sao y nguyên văn một bản để gửi về triều đình, trường hợp có điều quan trọng lại gửi kèm thêm bản tấu trình. 

 

 


Thử tìm hiểu chính sách truyền giáo của các giáo sĩ Dòng Tên ở Viễn Đông trong bối cảnh lịch sử thế kỷ thứ 16-17

Gần đây trên talawas, loạt bài của Bùi Kha về Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ dòng Tên, có ý kết tội nhà truyền giáo này là người mở đường cho xâm lược Pháp đã gặp phản ứng bài bác của một số độc giả sống ở nước ngoài. Trong nước, trái lại, ý kiến của Bùi Kha không đơn độc: nhiều nhà viết sử Việt miền Bắc sau 45 đều cùng một suy luận và đều có ý cho là truyền giáo và xâm lược Tây phương có mối liên quan mật thiết với nhau; đặc biệt là các nhà truyền giáo thuộc dòng Tên mà Alexandre de Rhodes là điển hình. Tôi xin lấy một thí dụ: cuốn Lịch sử Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Phan Quang và Tiến sĩ Võ Xuân Đài, giáo trình duy nhất dùng để giảng dạy khoa Sử các trường Đại học Sư phạm nói rất rõ ràng: "... nhằm độc chiếm thị trường nước ta cho tư bản Pháp, năm 1649 A. đờ Rốt về La Mã vận động thành lập ở nước ta một giáo đoàn tách khỏi sự bảo trợ của Bồ Đào Nha. Sau đó Rốt trở về Pa-ri cho xuất bản nhiều ký sự, bản đồ giới thiệu và tuyên truyền phương án của mình. Chủ trương của Rốt được giới tư sản Pháp ủng hộ ..." [1] Để độc giả trong nước có một nhận thức khách quan hơn, tôi đã tham khảo tài liệu [2] , nhằm lược kể lại môt cách chính xác hơn về lịch sử và quá trình truyền giáo của dòng này, nhất là ở Viễn Đông (Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam). 


Tìm hiểu thêm một vài chi tiết về tiểu sử Hồ Nguyên Trừng, tác giả “Nam Ông mộng lục”

Cụ Trần Văn Giáp, học giả nổi tiếng, người đầu tiên làm danh mục kho sách Hán văn của viện Viễn đông Bác cổ, viết về tiểu sử Hồ Nguyên Trừng như sau: 

“Hồ Nguyên Trừng, tức Lê Trừng, theo trong sách Nam Ông mộng lục và các bài tựa, Lê Trừng tự là Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Việt Nam, làm quan triều Minh đến Công bộ tả thị lang. Tên thực của Trừng là Hồ Nguyên Trừng - con cả của Hồ Quí Ly. 

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24400688