Kiến thức lịch sử chung

Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu quan hệ giữa Cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 1940 - 1945

Tóm tắt: Trong những năm 1940-1945, giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những mối quan hệ tốt đẹp trên một số lĩnh vực như chính trị, quân sự, thông tin và đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần thực hiện mục tiêu chung trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Á Đông. Kết quả nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn này có thể trở thành nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này.

Xem chi tiết


Việt Nam hậu thuộc địa, lịch sử mới của quá khứ dân tộc (Phần II)

Sự tôn thờ thời kì khởi thủy [1] . Vào mùa thu 1954, Nguyễn Đổng Chi lần đầu tiên nêu vấn đề nên phân kỳ quá khứ Việt Nam thế nào. Nhiều tháng sau, Trần Huy Liệu đặt câu hỏi cần được trả lời trước khi vấn đề phân kỳ có thể giải quyết: Có thể lần theo nguồn gốc dân tộc Việt Nam đến thời điểm nào? Ông nhận xét các sử gia Trung Quốc đang trong quá trình nghiên cứu nguồn gốc của chính dân tộc họ [2] ̣. Vào lúc cuộc thảo luận này bắt đầu, Ban nghiên cứu lịch sử cũng nhận chỉ thị nhấn mạnh "tinh thần chiến đấu của người Việt Nam" [3] . Theo một cách khó hiểụ, hai nỗ lực này - đi tìm nguồn gốc dân tộc và phương pháp làm sử nhấn mạnh "tinh thần chiến đấu của người Việt Nam" - được liên kết với nhau. Từ sự kết hợp kỳ lạ này xuất hiện điều mà tôi gọi là "the cult of antiquity". [4]

 


Việt Nam hậu thuộc địa, lịch sử mới của quá khứ dân tộc (Phần I)

Patricia Pelley đỗ Tiến sĩ tại Đại học Cornell và hiện nay là Giáo sư lịch sử châu Á tại Đại học Texas Tech. Bài này trích từ tác phẩm của bà: Việt Nam hậu thuộc địa, lịch sử mới của quá khứ dân tộc (Postcolonial Vietnam, New Histories of the National Past), Duke University Press, Durham 2002, tr.113-115, 140-157.


Đọc quyển Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm

Từ khi ra mắt năm đến nay, tác phẩm Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (TPHCM, 1996) của Trần Ngọc Thêm đã được tái bải nhiều lần, được coi là một trong những công trình nghiên cứu văn hoá Việt Nam quan trọng và được sử dụng như một trong những sách giáo khoa trong các chương trình giảng dạy thuộc lĩnh vực liên quan tại các trường đại học. Được sự đồng ý của Diễn Đàn (Paris), chúng tôi trân trọng giới thiệu bài phê bình của nhà sử học lão thành Lê Thành Khôi, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam, trong đó có tác phẩm Le Vietnam, Histoire et Civilisation (Paris, 1955), không những đã trở thành kinh điển cho giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam mà còn là cuốn sách gối đầu giường của biết bao người nuớc ngoài quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt của thế hệ 68 tại phương Tây. 


Tư tưởng “Thiên mệnh” và cách mạng Việt Nam

Triều Nguyễn thế kỷ XIX, dựa vào thuyết "Thiên mệnh'' là tư tưởng của Nho giáo. Việc nắm chính thể trong tay dòng họ Nguyễn đã được chính thống hoá, trong cung đình đấng quân vương được gọi là "hoàng đế" và "thiên tử". Triều đại đó sụp đổ, Việt Minh giành được độc lập từ tay thực dân Pháp bằng cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Sự kiện đó được Paul Mus [1] giải thích là do "Thiên mệnh" thay đổi. Vậy thì Việt Nam thời kỳ bị thực dân hoá đến cách mạng tháng Tám, tư tưởng "Thiên mệnh'' đã chiếm vị trí ra sao trong lĩnh vực tư tưởng chính trị? Trong báo cáo này chúng tôi muốn khảo sát ở phương diện lịch sử tư tưởng để xem xét tư tưởng Nho giáo mà trung tâm là tư tưởng "Thiên mệnh'' đã có tác dụng như thế nào đối với sự hình thành tư tưởng quốc gia chủ nghĩa (nationalism) và xã hội chủ nghĩa nửa đầu thế kỷ XX. 


Quá khứ thời thuộc địa của Việt Nam vẫn tồn tại theo thời gian

Nói Việt Nam với một người Mỹ và ông ta có thể hình dung những chiếc trực thăng trong rừng rậm và những cảnh từ cuốn phim Apocalypse Now. Nói Việt Nam với một phụ nữ Pháp, và bà ta có thể từng có những tưởng tượng về cuốn phim Người Tình (The Lover) và Đông Dương (Indochine) và hình dung tới những quán cà phê trên đường Catina ở Sài Gòn. 


Lịch sử mời gọi

“Lịch sử” nói như Henry Ford “là vô nghĩa”. Với tư cách là người viết sử trong hai mươi lăm năm, và nghiên cứu nó suốt bốn mươi năm, tôi cũng nên đồng ý phần lớn với vị kỹ sư vĩ đại này là người đã đặt một nửa nhân loại trên những chiếc xe. Lịch sử như đã học từ trường lớp là một chuỗi buồn nản của những niên đại và những vua chúa, của những nền chính trị và những cuộc chiến, của sự trỗi dậy và tàn lụi của các quốc gia. Đó đích thực là thứ lịch sử mệt mỏi, nhàm chán như miếng thịt ôi cũ, nhạt nhẽo và vô bổ. Chẳng ngạc nhiên khi ta thấy tại các học đường rất ít học sinh chú ý tới nó; cũng chẳng lấy làm lạ vì rất ít người trong chúng ta học được những bài học từ quá khứ. 


Bách Việt và Asean trên vùng định mệnh

Tựa đề của bài tiểu luận này lấy từ loạt bài “Trăm Việt trên vùng định mệnh”(TVTVĐM) của học giả Phạm Việt Châu (PVC). Loạt bài TVTVĐM xuất hiện lần đầu trên tạp chí Bách Khoa từ năm 1969 đến năm 1974. [1] Viết trong thời kỳ sôi động nhất của cuộc chiến Việt Nam, tư tưởng của học giả PVC là một viễn kiến chính trị vượt không gian và thời gian. Những biến chuyển kinh tế, chính trị gần đây trên trường quốc tế, nhất là các tranh chấp tại biển Đông, lại càng làm tăng giá trị cảnh cáo của viễn kiến đó. 

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 25115164