Nghiên cứu lịch sử Nam bộ từ hướng tiếp cận khu vực học
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi sâu sắc tư duy nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có khoa học lịch sử nói riêng. Khả năng ứng dụng kỹ thuật ngày càng sâu rộng vào nghiên cứu các vấn đề xã hội, nhân văn, sự cần thiết vận dụng những kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhằm lý giải các vấn đề liên quan đến hoạt động của con người và xã hội,....
Nhiếp sinh của Đại thiền – y Tuệ Tĩnh
Vào mùa xuân hàng năm, các thầy thuốc đông y (xưa và nay) đều có truyền thống làm lễ giỗ kỷ niệm:
- Cụ Hải Thượng Lãn Ông vào ngày rằm tháng giêng ÂL.
- Cụ Tuệ Tĩnh vào ngày rằm tháng 2 ÂL, bởi vì hai danh y này đều có chung quan niệm “phải biết chữa bệnh khi chưa mắc bệnh” (tức là chú trọng khâu phòng bệnh hơn chữa bệnh) bằng phương pháp “Nhiếp sinh & Dưỡng sinh”.
Chính sách phòng chống tham ô, tham nhũng dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497)
Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan, được người giỏi thì nước trị, dùng người xấu thì nước loạn. Các bậc đế vương đời trước sở dĩ hưng được nghiệp là nhờ dùng người quân tử, bị mất nước là vì dùng kẻ tiểu nhân (1, tr.111). Thế cho nên “quan lại tham nhũng là giặc, là sâu mọt của dân, mà trộm cướp nổi lên cũng vìđó vậy” (1, tr.129). Nhận thức được tham nhũng là “quốc nạn”, các triều đại phong kiến đã có cố gắng ít nhiềuđể từng bước đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ nó.
Hôm nay, 6-10-1983, mồng một tháng chín Quí Hợi, ba giờ chiều, đang nằm trên võng đọc sách, bỗng tôi chợt nghĩ và lật đật lên ngồi nào bàn máy, sắp giấy đánh thành mỗi trang ba bản, chưa biết, - nếu lỡ chừng, sẽ gọi là “mục, chương”, nếu viết được nhiều trên trăm trang, thì sẽ gọi hay đặt tên đó là như đã thấy, là: tập thứ ba của bộ Sài gòn năm xưa và sau nầy, nếu có dịp thuận tiện sẽ in thành sách, tiếp theo tập 1 mà có người đã lấy bản Sài gòn, phóng ảnh và in lậu bên Mỹ, bán tận Paris, và cũng là tiếp “tập 2” tôi đã viết xong dưới đây và chưa có dịp xuất bản, và không chừng chẳng có dịp nào xuất bản
Nếu dịch đúng ra Hán Việt, là “Sài Gòn đã biên lô” vẫn chưa ai hiểu là gì? Tả, tạp là “đả”, đánh; Pín - có hai nghĩa: “pín” là đuôi sam thằng Chệc đời Mãn Thanh, nhưng đây pín có nghĩa là “biên” (Hán tự) và “bên, gần bên” (Nôm). Lù là lò, lò lửa. Tạp pín lù, là “đả biên lô”, tức là món ăn nấu chín gần bên lò lửa; cũng như “ăn sán lẩu” là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lửa nóng. Số là người Tây bày ra một từ khí làm bằng chì, thiếc, vật kim khí có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon