Lịch sử Việt Nam

Góp phần tìm hiểu về Trần Thượng Xuyên và cộng đồng người Hoa ở vùng Đông Nam bộ

  • NGUYỄN TUẤN TRIẾT
  • 24/07/2012

Trần Thượng Xuyên là người Quảng Đông làm Tổng binh dưới triều đại nhà Minh ở Trung Ouốc. Khi nhà Minh bị lật đổ, nhà Thanh lên ngôi, ông cùng một Tổng binh khác là Dương Ngạn Địch phất cờ ''Bài Thanh phục Minh'', nhưng thất bại, đành phải tìm đường vượt biển sang nước ta vào năm 1679. Trần Thượng Xuyên cùng đoàn tùy tùng được chúa Nguyễn cho vào cư trú tại vùng Bàn Lân (nay thuộc tỉnh Đồng Nai, giáp tỉnh Bình Dương). Từ đó, Trần Thượng Xuyên và những người Hoa cùng đi đã có những đóng góp liên tục trong công cuộc khai phá, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Đồng Nai - Gia Định, Đông Nam bộ và vùng đất phương Nam. Ghi nhớ công lao của Trần Thượng Xuyên, chúa Nguyễn đã ban cho ông danh hiệu ''Nguyễn Vi Vương, Trần Vi Tướng, đại đại công thần bất tuyệt. Vua Nguyễn (đời Minh Mạng và Thiệu Trị~ phong thần cho Trần Thượng Xuyên là ''Thượng Đăng thần” nhiều dân làng ở vùng Đồng Nai - Gia Định suy tôn Trần Thượng Xuyên là ''Phúc thần''... Mẩy thế kỷ qua, cư dân vùng Đông Nam Bộ đã truyền tụng những câu chuyện dân gian nhằm khẳng định và ghi nhớ công trạng của Trần Thượng Xuyên (1). Nhiều tài liệu thành văn cũng đã ghi chép, , góp phần đánh giá và tôn vinh những đóng góp của Trần Thượng Xuyên (trong đó, có thể kể đến những tài liệu từ thời Nguyễn để lại như: Đại Nam nhất thống chí Gia Định thành thông chí, Đại Nam thực lục...mà sau này có một số nhà nghiên cứu đã trích dẫn và phân tích thêm trong nhiều trường hợp). Tuy nhiên, có thể nói, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về Trần Thượng Xuyên một cách bài bản và tường tận. Để góp phần hiểu rõ về vải trò và những đóng góp của Trần Thượng Xuyên và cộng đồng người Hoa ở vùng Đông Nam bộ nói chung và Tân Uyên - Bình Dương nói riêng, tôi cho rằng cần phải:

- Tái hiện một cách đầy đủ hơn về bối cảnh lịch sử và đặc điểm văn hóa - dân cư của vùng đất này khi Trần Thượng Xuyên đến làm ăn sinh sống; Nghiên cứu một cách tường tận hơn về cách ứng xừ của Trần Thượng Xuyên khi trở thành ''lưu dân'' trên vùng đất mới (có so sánh với trường hợp Dương Ngạn Địch) (2)

- Làm rõ nội dung lịch sử của sự kiện ngôi mộ Trần Thượng Xuyên được đặt tại địa bàn nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tất nhiên, để làm được mấy việc nêu trên, cần phải có phương pháp liên ngành, tiếp cận từ nhiều phía, khai thác tư liệu từ nhiều nguồn. Trong khuôn khổ của một bản tham luận tạỉ hội thảo này, tôi xin nêu ra một số ý như sau:

1. Khi Trần Thượng Xuyên tới Bàn Lân, vùng Đông Nam bộ đã có cộng đồng dân cư nhiều thành phần dân tộc sinh sống: Stiêng, Mạ, Chơ-ro, Khmer, Việt... Nhưng vùng đất này vẫn đang là địa bàn tranh chấp của các thế lực phong kiến lân bang. Vùng đất này còn rất hoang vu và chưa có tổ chức hành chính (3). Hoạt động kinh tế của cưdân lúc này còn là tự phát, tự cấp, tự túc Những cư dân bản địa như người Stiêng, Mạ, Chơ-ro, Khmer... canh tác rẫy là chính. Những lưu dân người Việt tiếp tục phát huy sở trường khai hoang làm ruộng nước. Hoạt động kinh tế chủ yếu làsản xuất nông nghiệp với kỹ thuật thô sơ; đồng thời các hoạt động săn bắn, hái lượm lâm thổ sản và thủy hải sản cũng có vị trí đáng kể trong đời sống.

2. Sau khi dừng chân ờ Bàn Lân, Trần Thượng Xuyên nhanh chóng khảo sát tình hình địa bàn cư trú mới và quyết định chuyển đến định cư tại một cù lao trên sông Đồng Nai để sau này có một Cù lao Phố nổi tiếng đương thời, lưu danh trong ký ức dân gian và sử sách (4). Trên một ý nghĩa tương đối, có thể nói Trần Thượng Xuyên là tác giả ''của Cù lao Phố nổi tiếng nói trên. Ông đã khéo xử sự để ớược chúa Nguyễn dành cho nhiều điều kiện thuận lợi, tổ chức cho những người cùng đi sớm được an cư để phát huy được đức tính siêng năng trong canh tác ruộng vườn, khéo léo trong làm nghề thủ công (dệt chiếu, dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, làm mộc, nấu đường, xay bột, làm bánh...), phát huy tốt những kinh nghiệm truyền thống trong chế biến dược liệu, hương liệu và khả năng buôn bán... Những nỗ lực của Trần Thượng Xuyên và cộng đồng cư dân các dân tộc trong vùng đã góp phần tích cực để vào năm 1698, khi Thống suất chướng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam, có thêm những điều kiện thuận lợi cho việc ''lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn...'' để miền Đông Nam bộ trở thành phủ huyện chính thức của Việt Nam...

Cù lao Phố đương thời dưới sự tổ chức, điều hành của Trần Thượng Xuyên đã trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng, phát triển được sản phẩm tại chỗ như (cau, đậu, đường, cá khô, lúa gạo, dược liệu), quy tụ được sản phẩm từ các vùng – miền lân cận và từ phương xa tới (như các loại trái cây, tơ lụa, giấy, ngà voi, gạc nai, sừng tê giác, trầm hương, dầu rái, dầu trám, tre, mây, sáp ong, mật ong, hổ, beo, nai, voi, các loại đá quý, đồ gốm, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá xây dựng, gỗ, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá xây dựng, các mặt hàng mỹ nghệ làm từ vàng, bạc, sắt, đồng, các đồ cúng như nhang, giấy tiền, hàng mã...). Đã có nhiều tài liệu nói đến việc Trần Thượng Xuyên nỗ lực ''xây dựng cơ sở hạ tầng'', như bến đỗ ghe thuyền, bãi và kho chứa hàng, nhà trọ, cửa hàng, quán ăn, dịch vụ vui chơi giải trí... và nhiều chính sách nhằm thu hút thương nhân ngoại quốc đến buôn bán, để Cù lao Phố đương thời trở thành một thương cảng sầm uất, tấp nập các thuyền buôn nước ngoài như: Trung Hoa, Nhật Bản, lndonesia, Malaysia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Đồng thời với việc nỗ lực xây dựng cơsở hạ tầng, phát triển kinh tế, Trần Thượng Xuyên cũng tích cực hoạt tinh thần, phục vụ nhu cầu đời sống tâm linh của cư dân, như chùa, đền, miếu... thờ những vị thần trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa và thờ các nhà tư tưởng tiền bối sáng lập ra Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo... (5) Trần Thượng Xuyên không chỉ là nhân tài trong việc tổ chức đoàn kết lưu dân phát triển kinh tế, tạo nên những sắc diện mới về kinh tế, xã hội, văn hóa trên vùng Đông Nam bộ đương thời (mà sử khởi sắc và thịnh vượng của trung tâm thương mại Cù lao Phố là một trong những điển hình tiêu biểu), mà còn phát huy được khí phách và tài năng của một dũng tướng dạn dày kinh nghiệm, đã nhiều lần cầm quân giúp chúa Nguyễn; Ông trở thành ''Đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên'', đánh tan nội phản (như bắt và giết được Hoàng Tiến (6), thu phục tàn quân Long Môn), dẹp ngoại loạn (như dẹp loạn Nặc Ông Thâm và Nặc Ông Thu ở thành La Bích,...), bảo vệ biên cương, đem lại sự bình yên cho dân cư và sự phát triển của văn hóa địa phương.

3. Khi Trần Thượng Xuyên bị chết vì bệnh, mộ phần của Ông được lập tại địa bàn nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên,.Tỉnh Bình Dương. Điều đó gợi cho chúng ta những suy nghĩ về quan hệ của ông lúc sinh thời đối với địa bàn này. Phải chăng đây là vấn đề có liên quan ít nhiều đến nghề gốm và nghề điêu khắc gỗ truyền thống nổi tiếng trên đất Bình Dương? Chúng ta biết được rằng, đương thời, đồ gốm và đồ gỗ cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn ở Cù lao Phố, mà Tân Uyên - Bình Dương chính là nơi tập trung nhiều loại gỗ quý, bền, chắc, ít bị sâu mọt phá hoại, như sao, trắc, dầu, giáng hương, gụ... rất cần thiết cho việc đóng tàu thuyền và xây dựng nhà ở, đình, chùa, phủ, miếu... Chúng ta cũng biết được rằng, đã có một thời, Bình Dương nổi tiếng là nơi có nhiều nhà cửa và chùa chiền cổ làm bằng gỗ quý, được chạm khắc tinh xảo...

 

 (1) Để ghi nhớ công lao của Trần Thượng Xuyên, người Trán Biên đã dựng đền miếu để thờ. Đình Tân Lân (phường

Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện nay) có tiền thân là một ngôi miếu nhỏ ở thành Kèn được người dân

Lập nên để thờ Trần Thượng Xuyên, có nhiều câu đốí ca ngợi công đức của Ông, người dân suy tôn Trần Thượng Xuyên

Là ''Đức Ông, khách thập phương thường đến đình Tân Lân để viếng ''Đức Ông'' vào ngày 23-10 âm lịch hàng năm; ở

Nhiều nơi, người Hoa suy tôn Trần Thượng Xuyên là ''Trần Tướng công tượng đồng và linh vị của Ông được thờ tại

Chùa Thanh Lương (nay thuộc phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, những người Minh Hương ở Gia

Định cũng lập miếu để thờ Trần Thượng Xuyên tại đình Gia Thạnh, đình Phú Lạc (nay thuộc địa bàn TP.HCM...)

(2) Xưa nay, trong từng ngữ cảnh cụ thể, Trần Thượng Xuyên và những người Hoa cùng đi với Ông (thành phần đa

Dạng, gồm quan lại, tướng sĩ, thương nhân, thợ thủ công, nông dân, thầy thuốc, thầy đồ, thầy địa lý, những tội đồ... ở

Trung Quốc) từng được ghi là ''di thần nhà Minh, ''nhóm người " nạn, 'lưu dân”...

(3) Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn viết: “Từ các cửa biển lớn và nhỏ như cửa Cần Giờ, cửa sài Lạp đi vào, toàn là những đám rừng hoang vu đầy cỏ rậm, mỗi đám rừng có thể rộng hơn nghìn dặm…”xem thêm: Lê Qu1y Đôn, Phủ Biên tạp lục (bản dịch của Lê Xuân Giáo), tập2, ủy ban dịch thuật Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn,

(4) Cù lao Phố có đất phù sa màu mỡ, theo sông Đồng Nai có thể xuôi thuyền lên Bắc xuống Nam, qua cao nguyên, sang Campuchia và xuôi ra biển Đông, tớí Phú Xuân... rất thuận tiện bằng đường thủy

(5) Hiện nay ở Biên Hòa vẫn còn một số cơ sớ tín ngưỡng được Trần Thượng Xuyên tổ chức xây dựng, như. Thất phủ cổmiêú (thường được gọi là Chùa Ông, được xây năm 1684 đểthờ Quan Công), hoặc được Trần Thượng Xuyên tổ chức trùng tu, như. Bửu Phong cổ tự (do Hòa thượng Bửu Phong lập năm 1616)...

(6) Hoàng Tiến là phó tướng đạo quân Long Môn, giết chết chủ tướng của mình là Dương Ngạn Địch ở cửa biển Mỹ Tho, tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai Tướng quân, chiếm cứ vùng đất Nan Khê, cho quân đi cướp phá và gây chiến…

NGUYỄN TUẤN TRIẾT


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24405344