Lịch sử Việt Nam

Những năm Thìn trong lịch sử Việt Nam

  • Trần Thanh Đạm
  • 24/07/2012

NĂM

NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ

GHI CHÚ

248

Mậu Thìn

Nghĩa quân Bà Triệu tiến công giết chết thứ sử Giao Châu nhà Đông Ngô

 

476

Bính Thìn

Ngày 30-3-Bính Thìn (6-476) Phạm Tu, tướng của Lý Bôn đánh thẳng vào lỵ sở của thứ sử tàn ác Tiêu Tư (Nhà Lương) tại Long Biên và đưa quân lên biên giới chận đánh tàn quân Lương chạy về

 

1076

Đinh Thìn

- Lý Thường Kiệt lập chiến tuyến ở sông Như Nguyệt đánh thắng quân giặc Tống. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” xuất hiện từ đó.

- Trường Quốc Tử Giám, đại học đầu tiên ở nước ta được mở để đào tạo nhân tài tại Hà Nội.

 

1232

Nhâm Thìn

Thái sư Trần Thủ Độ chủ mưu sai người đào một hố sâu làm nhà lên trên, đợi khi con cháu đến tế lễ các vua Lý ở Thái Đường Hoa Lâm, Tiêu Sơn, Bắc Ninh uống rượu say, giật sập chôn sống để họ Trần yên vị ngôi thiên tử.

 

1280

Canh Thìn

Quân Nguyên - Mông chiếm gọn Trung Quốc, sau đó đem 50 vạn quân xâm lăng nước ta. Vua nhà Trần hỏi các quần thần “nên hòa hay nên chiến”. Trần Quốc Tuấn đã đáp: “Xin bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng”.

 

1292

Nhâm Thìn

25-8-1292 ngày sinh của Chu Văn An, quê xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tuy là học quan, nhưng trước cảnh lộng hành của bọn quyền thần, ông đã dâng sớ “thất trảm” xin chém 7 tên nịnh thần

 

1424

Giáp Thìn

Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng tỉnh Nghệ  An

 

1460

Canh Thìn

- Ngô Sĩ Liên bắt đầu viết “Đại Việt Sử Ký”.

- Lê Thánh Tông lên ngôi.

- Lê Thánh Tông phong Nguyễn Xí làm Nhập nội kiểm hiệu Thái phó. Cuối năm đó phong tiếp tước Thái quận công.

 

1472

Nhâm Thìn

- Vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ xét họ tên người Chăm còn lưu lại ở Thuận Hóa để cho hội nhập vào cư dân Đại Việt.

- Bản đồ nước Đại Việt có thêm dinh Thừa Tuyên – Quảng Nam, với 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Ân. Cư dân người Việt đã di dân đến lập nghiệp ở vùng đất phía Nam đèo Hải Vân.

 

1592

Nhâm Thìn

- Khoa thi Hội cuối cùng của nhà Mạc.

- Trước tình thế ngôi vua lung lay, Mạc Mậu Hợp cho người đến hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự tồn vong của nhà Mạc. Trạng Trình cho lời khuyên: “Sau này nếu có biến cố thì đất Cao Bằng dẫu nhỏ cũng có thể hưởng phúc được vài đời”.

 

1688

Mậu Thìn

Ngô Tuấn Di, dòn dõi họ Ngô Thì làng Tả Thanh Oai, Hà Nội đỗ tiến sĩ làm quan Hàn lâm viện hiệu thảo. Đến thời điểm đó làng Tả Thanh Oai đã có 12 tiến sĩ và nhiều cử nhân, hương cống.

 

1712

Nhâm Thìn

Vũ Huyên đỗ tiến sĩ đã giúp vua Lê, dùng cái lọng có soi một lỗ nhỏ cho ánh nắng xuyên qua chiếu lên nước cờ hay để mach nước cho vua thắng sứ nhà Thanh 3 ván liền, giữ được quốc thể. Ông được vua ban danh hiệu “Đậu Kỳ Trạng Nguyên” (Trạng Cờ).

 

1736

Thành lập “Tao Đàn Chiêu Anh Các” ở Hà Tiên

 

1784

Giáp Thìn

- Quân Tây Sơn đánh bại 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).

- Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh phải trốn ra đảo Phú Quốc đã chặt đôi cành mai vàng để ông và bà Tống Thị (vợ cả), mỗi người giữ một nửa làm tín vật.

 

1808

Mậu Thìn

Tổng Bình An nâng lên huyện Bình An (sau này đổi thành tỉnh Thủ Dầu Một)

 

1820

Canh Thìn

Năm sinh của ông Trương Định, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên ở Nam bộ

 

1832

Nhâm Thìn

Nhà Nguyễn chia Nam bộ thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên

 

1864

Giáp Thìn

- Vua Thiệu Trị xây dựng tháp Phước Duyên (Từ Nhân) 7 tầng, cao 21 mét tại chùa Thiên Mụ (Huế).

- Năm sinh của nhà chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng.

Có sách ghi năm sinh của cụ Phan 1847

1868

Mậu Thìn

Nguyễn Trường Tộ dâng lên vua Tự Đức 8 điều trần về canh tân đất nước và nâng cao dân trí. Nhưng sau đó triều đình không sửa đổi gì

Ông đã dâng cả thảy 60 điều trần và được 2 lần ban thưởng

1892 Nhâm Thìn

Nghĩa quân Đề Thám đánh bại 2.000 quân Pháp tại Hố Chuối (Bắc Giang)

 

1904

Giáp Thìn

- Tháng 5-1904, cụ Phan Bội Châu cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ thành lập hội Duy Tân.

- 1-5-1904, ngày sinh của đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

1916

Bính Thìn

- Đêm 4-5-1916, vua Duy Tân bí mật lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp đã bị bắt và đày sang đảo Réunion (châu Phi).

- Kết thúc phong trào Thiên địa hội chống Pháp ở Nam bộ.

- Bác Tôn Đức Thắng học trường Bá Nghệ Sài Gòn.

- Đường Quốc lộ 13 đoạn từ thành phố Sài Gòn qua Thủ Dầu Một thông xe.

- Ngày 17-5-1916 (16-4 Bính Thìn) anh hùng chống Pháp Thái Phiên và Trần Cao Vân bị giặc hành quyết bên cốn Mả Thi (Huế)

 

1928

Mậu Thìn

Hoàng Xuân Hãn đỗ thủ khoa Tú tài toàn phần, được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào trường lớn. Sau này ông trở thành nhà toán học được giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình lịch sử Việt Nam.

Đồng chí Lê Duẩn tham gia “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc xây dựng các tổ chức yêu nước trong Việt kiều vùng Đông Bắc Thái Lan.

 

1940

Canh Thìn

Khởi nghĩa Nam kỳ (23-11-1940) và các cuộc khởi nghĩa chống Pháp Bắc Sơn, Đô Lương nổ ra.

Tháng 5-1940, đồng chí Phạm Văn Đồng đi Côn Minh (Trung Quốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tháng 11-1940, tại Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 7 ở Đình Bảng (Bắc Ninh), đồng chí Trường Chinh được cử giữ chức Tổng Bí thư của Đảng.

11-9-1940, ngày sinh của nguyên TBT Nông Đức Mạnh

 

1952

Nhâm Thìn

- Chiến thắng quân Pháp ở Tây Bắc và Thượng Lào.

- Miền Đông Nam bộ bị lụt lớn.

- Chiến thắng Gò Lũy mở thế khó khăn cho chiến khu Đ sau trận lụt lớn.

- 17-1-1952, chiến thắng Bến Sắn xã Tân Hiệp (Thủ Dầu Một).

 

1964

Giáp Thìn

- Kết thúc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam do đế quốc Mỹ đơn phương gây ra.

- Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc bộ và tiến hành đánh phá miền Bắc bằng không quân.

- Ngày 27 và 28-3-1964 Hồ Chủ Tịch chủ trì Hội nghị đặc biệt tại Hà Nội, Người kêu gọi cán bộ và đồng bào miền Bắc “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”.

- Ngày 22-12-1964, tại buổi chiêu đãi nhân ngày thành lập QĐND Việt Nam, Người nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

 

1976

Bính Thìn

- Đại hội đại biều toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tháng 2-1976 thành lập tỉnh Sông Bé (nhập 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước).

- Ngày 7-7-1976, Hội những người viết báo Việt Nam hợp nhất với Hội những người viết báo yêu nước và dân chủ miền Nam thành “Hội Nhà báo Việt Nam”.

 

1988

Mậu Thìn

Đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch nước CH XHCN Việt Nam mất.

 

2000

Canh Thìn

- Kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản ViệtNam lần thứ 8 (1996-2000), đánh dấu bước  ngoặt chuyển nước ta sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

- Ngày 29-4-2000, đồng chí Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước CH XHCN Việt Nam từ trần tại Hà Nội, thọ 94 tuổi.

- Đại hội lần thứ 7 Hội Nhà báo Việt Nam đã bầu đồng chí Hồng Vinh làm Chủ tịch Hội.

 

2012

Nhâm Thìn

- Công bố Quyết định chính thức xếp thứ 2 Vịnh Hạ Long trong 7 kỳ quan mới của thế giới.

- Thành phố Thủ Dầu Một được công nhận là thành phố loại 2 thuộc tỉnh Bình Dương.

 

 

Trần Thanh Đạm


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24284696