Lịch sử Việt Nam

DI DÂN ĐẾN VÙNG ĐẤT MỚI TÂY NAM BỘ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI HOA

  • Đỗ Kim Trường
  • 23/05/2018

1. Khái quát vùng đất Tây Nam bộ và công cuộc mở đất của người Việt         

Trước khi có sự hiện diện của các nhóm lưu dân người Việt, vùng đất Nam bộ ngày nay nói chung và Tây Nam bộ nói riêng là bồn trũng thềm lục địa. Do tác động bồi đắp phù sa của các con sông lớn dẫn đến sự hình thành châu thổ sông Cửu Long. Trong đó vùng Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên trước thế kỷ XII là tiêu biểu cho diện mạo khu vực[1]. Mãi đến thế kỷ XIII (năm 1296 – 1297), Chu Đạt Quan trong chuyến công du đến xứ Chân Lạp, khi tiếp cận phía đông vùng đất này (tức Đông Nam bộ nay) đã ghi chép trong ký sự của mình cảnh hoang sơ với cổ thụ rậm rạp, trâu rừng hàng trăm nghìn con, tre rừng dằng dặc, lúa trời (lúa ma) rờn rờn[2]. Miền Đông địa hình cao ráo       với nhiều giồng gò nhưng cách nay hơn 700 năm vẫn còn là hoang địa, miền Tây Nam bộ trũng thấp nên nhiều nơi chắc chắn chưa có dấu chân người. Quốc gia cổ Phù Nam (thế kỷ I – VII) rồi Chân Lạp (thế kỷ VII – XVII) trên thực tế cư dân chỉ tập trung ở các đô thị như thành Đặc Mục (Vyadhapura - thuộc tỉnh Preyveng, Campuchia ngày nay) hay cảng thị Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang)[3].

 

Xem trọn bộ tại đây

Đỗ Kim Trường


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24282405