Lịch sử Việt Nam

ĐỒN ĐIỀN CAO SU Ở TÂY NINH THỜI THUỘC PHÁP

  • Dương Văn Triêm
  • 06/05/2019

Trong chính sách khai thác thuộc địa ở Nam kỳ, lĩnh vực mà người Pháp quan tâm trước nhất đó là lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể là ruộng đất. 

Ngày 20 tháng 9 năm 1867, Pháp ra quyết định giải tán các đồn điền được thiết lập dưới chính thể Nam triều, quốc hữu hóa ruộng đất toàn dân. Đồng thời, người Pháp còn tiến hành đo đạc ruộng đất, để nắm số ruộng đất và thu thuế. Những ruộng vô chủ hoặc những ruộng do người bản xứ nắm giữ mà không có giấy tờ hợp lệ, đều bị “quốc hữu”.

Sau khi quốc hữu, người Pháp tiến hành “đặc nhượng công sản” (concession). Cấp hay bán ruộng đất công không hạn chế của chính quyền thuộc địa cho tư bản Pháp hay những nhà tư bản khác có nhu cầu và sự nhượng bán này là không thời hạn (concession à perpétuité).

Khi có ruộng đất trong tay, các nhà tư bản tiến hành lập đồn điền khai thác. Một số tỉnh miền Đông Nam Kỳ, nơi có đất đỏ và đất nâu thích hợp trồng cao su, lần lượt các đồn điền cao su được thành lập. Ở Tây Ninh, đồn điền cao su cũng xuất hiện khá sớm.

Thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ I, các công ty tư bản Pháp đầu tư vốn vào ngành kinh tế cao su, đa số chỉ mới ở mức độ thử nghiệm nên diện tích trồng chưa lớn và mức thu hoạch chưa cao. 

Việc trồng cao su, ở Nam kỳ nói chung phải đợi đến từ sau Chiến tranh thế giới thứ I, mới thật sự phát triển mạnh. Do nhu cầu tiêu thụ mủ cao su rất lớn phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Tại Đông Nam Á, chỉ có Malaysia trồng, số lượng hạn chế. Nên khi đó nhu cầu mủ cao su thiên nhiên rất cao.

Xem trọn bộ tại đây

Dương Văn Triêm


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24372280