Lịch sử Việt Nam

THƯƠNG MẠI SÀI GÒN – GIA ĐỊNH 1802 – 1832

  • Nguyễn Thanh Tuyền*
  • 09/05/2020

Năm 1802, họ Nguyễn tiêu diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn và chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Từ năm 1808, toàn vùng Gia Định (Nam Bộ ngày nay) được tổ chức thành Gia Định thành và Sài Gòn tiếp tục được chọn là thủ phủ. Hoàn cảnh lịch sử mới của đất nước tất nhiên tác động nhiều mặt đến kinh tế thương mại Sài Gòn. Bài viết này sẽ bước đầu phác dựng lại bức tranh thương mại Sài Gòn 30 năm đầu triều Nguyễn và chỉ ra những nội dung cùng đặc điểm phát triển của nó.

1. Tác động của chính sách thương mại triều Nguyễn đến kinh tế thương nghiệp Sài Gòn

Sau khi thành lập, nhà Nguyễn từng bước thi hành các chính sách, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mọi mặt. Trong đó, việc xây dựng hệ thống đường sá, đào kênh, khơi sông trên cả nước và tiến hành thống nhất tiền tệ, đo lường đã có tác động nhiều mặt đến hoạt động buôn bán của nhân dân, nhưng không phản ánh chính sách thương nghiệp của nhà nước. Từ Gia Long đến Minh Mạng và các vua Nguyễn sau này đều nhất quán một quan điểm khuyên dân trọng nghề gốc, không nên ham nghề ngọn. Năm 1829, Minh Mạng từng phát biểu “Cửa quan bến đò và đầm, chằm, ao, hộ, lệ có đấu giá là trọng thuế của nhà nước, mà ngụ ý trọng việc nông, hạn chế việc buôn….

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Thanh Tuyền*


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24389803