Lịch sử Việt Nam

NGHI LỄ PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN Ở NAM BỘ

  • Phí Thành Phát*
  • 28/08/2020

1. Bối cảnh nghi lễ Phật giáo buổi đầu ở Nam Bộ

Vào buổi đầu của cuộc Nam tiến, hoàn cảnh xã hội của vùng đất Nam Bộ khá phức tạp, dân cư thưa thớt, phải cùng nhau quy tụ nhau lại để khai hoang lập ấp, phát triển sản xuất, đồng thời phải chống trả với thiên tai, thú dữ. Sinh mạng con người đều bị đe dọa, họ phó thác cho trời, Phật phù hộ và việc thờ trời cúng Phật là việc không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân lúc đó. Bấy giờ, Phật giáo hiện diện qua các am tranh, nhu cầu ban đầu của cư dân là cầu an khi đau yếu và cầu siêu khi có người thân qua đời. Phật giáo khi này đã là chỗ dựa, là điểm tựa tinh thần trong việc đáp ứng được nhu cầu tâm linh của người dân.

Qua hai lượt tập họp chư tăng tu học và khai kỳ truyền giới vào năm Giáp Thìn (1844) và năm Kỷ Dậu (1849), Hòa thượng Hải Tịnh nhận chân được tâm lý chư tăng và tín đồ hiện tại ưa ứng phú hơn là đến pháp hội nghe kinh. Hòa thượng cũng nhận thấy được mặt lợi hại của khoa nghi ứng phú, nhưng ngài cũng nhận xét rằng: “Mời chư tăng đến nhà kỳ nguyện rất tiện lợi cho những nhà ít người; thứ hai là chỉ một ông tăng tụng kinh, tiếng kinh nghe khan khan, nghĩa kinh không hiểu biết thì dễ làm cho tín đồ nghiêng về khoa ứng phú vì ứng phú là khi hành lễ, tuy có tụng kinh, nhưng tiếng kinh lại có trầm có bổng, có tiếng đẩu tăng nhịp nhàng nghe thâm u trầm lặng, gợi nhớ gợi thương như thiết tha cầu nguyện.

Xem trọn bộ tại đây

Phí Thành Phát*


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24386290