Lịch sử Việt Nam

NHỮNG BIỂU TƯỢNG TRONG KIẾN TRÚC CHÙA, MIẾU CỦA ĐẠO TỨ ÂN HIẾU NGHĨA Ở HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

  • Mai Thị Minh Thuy - Nguyễn Trung Hiếu
  • 16/11/2020

Nhằm làm rõ hơn tư tưởng Đạo giáo trong tôn giáo nội sinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa (TÂHN), qua đó thấy được mối liên hệ của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ với hệ thống tư tưởng văn hóa Trung Hoa qua các giai đoạn khai phá và cộng sinh đa tộc người ở Nam Bộ, trong nghiên cứu này, chúng tôi đi vào tìm hiểu tư tưởng Đạo giáo thể hiện qua các biểu tượng đặc trưng trong kiến trúc ngôi thờ của TÂHN, như: cổ lầu, hồ lô, kiến trúc bát quái, các ngôi tháp,... Từ các biểu tượng nổi bật này cùng với nhiều yếu tố và khía cạnh khác cho thấy tư tưởng Đạo giáo trong TÂHN rất sâu đậm.

            1. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa  do Ngô Lợi (1831 - 1890), còn gọi ông Đạo núi Tượng sáng lập năm 1867. Đây là tôn giáo bản địa thứ hai ra đời ở An Giang sau đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH). Theo nhiều nghiên cứu trước cũng như những tín đồ TÂHN khẳng định rằng, đạo TÂHN là một chi phái của BSKH.

Quá trình khai lập và truyền đạo của giáo chủ Ngô Lợi gắn liền với công cuộc khẩn hoang lập làng, xây chùa miếu ở vùng Thất Sơn mà trung tâm là hai xã Ba Chúc và Lương Phi thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Việc xây dựng chùa miếu một mặt ổn định đời sống tinh thần cho tín đồ, mặt khác còn là cơ sở nhằm hoàn chỉnh hệ thống tôn giáo và mô tình tổ chức giáo đoàn trong quá trình truyền đạo.

 

Xem trọn bộ tại đây

Mai Thị Minh Thuy - Nguyễn Trung Hiếu


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24284726