Lịch sử Việt Nam

Lại Nói Về Núi Non Ở Trấn Vĩnh Thanh

  • Nguyễn Trường Kháng
  • 04/12/2022

Trong toàn khu vực Tây nam bộ chỉ có 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang với địa chất đặc biệt nên có nhiều núi đá. Theo ghi nhận mới nhất, riêng tỉnh An Giang (xưa là trấn Vĩnh Thanh) có tới 37 núi lớn, nhỏ phân bổ theo các huyện, thị như sau:

-Thị xã Tân Châu: có 1 núi (núi Nổi ở Tân Thạnh)

-Tp.Châu Đốc: có 1 núi (núi Sam)

-Huyện Thoại Sơn: có 9 núi. Trong đó, tiêu biểu là núi Sập, núi Cậu, núi Ba Thê, núi Tượng…

-Huyện Tịnh Biên: có 18 núi, điển hình là các núi: Phú Cường (Tà –Béc), núi Dài Năm giếng, núi Kéc, núi Trà Sư, núi Bà Vãi, núi Cấm, núi Bà Đội Om (Bà Đội), núi Ba Xoài, núi Chút…

-Huyện Tri Tôn: gồm 8 núi, có các núi chính: Nam Quy, núi Dài Văn Liên, núi Nước, núi Cô Tô…

Trong sách địa chí của triều Nguyễn, hầu hết các tên núi được chép bằng chữ Hán, khác biệt với tên thường gọi ngoài dân gian. Nguyên nhân do hạn chế nhất định trong việc ghi chép ngày xưa, cùng với sự thay đổi tên theo thời gian…  làm cho nhiều tên núi trong sách vở khác hẳn với tên thường gọi. Vì vậy, việc nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Những tên gọi cùng một núi thường có những dị biệt, lắm lúc gây ra sự hoài nghi…

Một số tác giả đã tra cứu, đối chiếu các tư liệu cổ, góp phần xác định rõ ràng về nguồn gốc các sơn danh thường gọi cho đến bây giờ.

Chỉ có 17 tên núi được khảo sát. 20 tên núi còn lại thì chưa thấy tài liệu cổ nào nói đến. Có thể lúc viết các sách xưa, các tác giả chưa phát hiện đầy đủ số núi trên thực tế hoặc giả thiếu thông tin chính xác nên không viết?

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Trường Kháng


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24284736