VĂN MIẾU BÌNH THUẬN
- 05/05/2024
Văn Miếu là tên gọi ngắn gọn của Văn Thánh Miếu, còn gọi là miếu Văn Thánh hay miếu Khổng Tử. Văn Miếu dùng để thờ phụng Đức Khổng Tử, người được tôn vinh là Vạn thế sư biểu - Bậc thầy của muôn đời. Đây cũng là nơi tôn vinh, gặp mặt những bậc khoa cử địa phương qua các nghi lễ hàng năm là Tế xuân và Tế thu do chính quyền cử hành. Trải qua một thời gian dài sử dụng và phế bỏ, đến nay không còn nhiều Văn Miếu thời nhà Nguyễn còn tồn tại, thậm chí một số Văn Miếu mất hoàn toàn dấu tích và hoặc không có thông tin. Cũng như tình hình chung vậy, Văn Miếu Bình Thuận đến nay hoàn toàn mất dấu vết, hầu như chưa có một thông tin nào về tòa Văn Miếu nơi đây trong lịch sử ngoài những dòng ghi chép trong tư liệu.
Văn Miếu Bình Thuận là công trình hầu như không còn ký ức của người bản địa. Không chỉ trường hợp Văn Miếu tại đây, mà còn cho cả hai tòa thành tỉnh Bình Thuận xây dựng thời Minh Mạng và Tự Đức rất lớn, cũng không còn ký ức. Quá trình điền dã các di tích ở đây mà người viết nhận được từ thông tin dân gian là không có gì, một sự thật rất kỳ lạ cho dù các di
Xem trọn bộ tại đây
- Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ (1873-1945)
- ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1945 ĐỌC SÁCH QUA TƯ LIỆU LƯU TRỮ
- KÊNH RẠCH GIÁ - HÀ TIÊN - MỘT CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KHẨN HOANG VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN...
- MIẾU QUAN ĐẾ BIÊN HÒA (CHÙA ÔNG, THẤT PHỦ CỔ MIẾU) MỘT SỐ PHÁT HIỆN MỚI QUA ĐỐI CHIẾU CÁC THƯ TỊCH...
- GHE BIỂN Ở GIA ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ
- MINH HƯƠNG XÃ KHÔNG PHẢI LÀ LÀNG MINH HƯƠNG
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
- SÁCH “BÁO QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1963 -1975)”
- NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM
- DẤU ẤN HUẾ TRONG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÔNG NAM BỘ