
Theo số liệu thống kê mới nhất, ngành văn hóa thông tin Bắc Giang đã phát hiện và công nhận 46 công trình kiến trúc đá cổ, chủ yếu là lăng đá.Đây là quần thể di tích có số lượng nhiều nhất, mức độ dày nhất, quy mô lớn nhất, vật liệu bền vững nhất và loại hình phong phú nhất, tiêu biểu cho những di tích có cùng niên đại và loại hình ở Việt Nam. Đây cũng là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo của vùng Kinh Bắc xưa.
Di chỉ khảo cổ học Hàn Ông Đại thuộc địa phận ấp 2, xã Tân Định, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Khu vực mở hố khai quật nằm ở bờ phải sông Bé, thuộc trang trại ông Đoàn Minh Chiến. Trên cơ sở kết quả điều tra và đào thám sát vào tháng 12-2006 cho thấy đây là một di chỉ khảo cổ lớn, mang tính chất công xưởng, chứa nhiều thông tin khoa học quý giá cho công tác nghiên cứu và phục vụ công tác trưng bày ở Bảo tàng. Từ những tư liệu trên, vào tháng 7-2008, Bảo tàng tỉnh Bình Dương và Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học đã tiến hành khai quật di chỉ này dưới sự chủ trì khoa học của Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng.
Tìm hiểu về các nghề, làng nghề truyền thống Bình Dương qua sự thăng trầm của từng thời kỳ, nhất là thực trạng trong giai đoạn khó khăn hiện nay (một số ngành nghề đang đối mặt với thách thức, ngoài sự hỗ trợ của địa phương, của Nhà nước, tự thân phải nỗ lực cải tiến thíchứng để tồn tại và phát triển) một cách tương đối đầy đủ, hệ thống là việc làm không đơn giản đòi hỏi nhiều khả năng và công sức. Nhưng đây lại là một yêu cầu thiết thực góp phần cho sự phát triển của địa phương và chung cho đất nước
Xã Bình Hòa thuộc vùng đất gò đồi về phía Đông Nam TX.TDM, 10 cây số, tiếp giáp với trung tâm phía Bắc thành phố Sài Gòn 15 cây số. Vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, người Việt đến khai hoang lập ra các làng Bình Đáng, Bình Đức, thuộc tổng Bình Thiện, huyện Bình An, phủ Phước Long, dinh Trấn Biên. Về sau, 2 làng Bình Đáng và Bình Đức hợp nhất thành xã Bình Hòa, thuộc tổng Bình Thiện, quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương). Năm 1946, xã Bình Hòa trong chiến khu Thuận An Hòa (ghép các chữ đầu của tên các xã Thuận Giao, An Phú và Bình Hòa).
TTO - Các nhà khảo cổ Ai Cập vừa phát hiện một kim tự tháp bị chôn vùi trong sa mạc và cho rằng đây là lăng mộ của thân mẫu một vị Pharaoh từng trị vì cách đây hơn 4.000 năm. Kim tự tháp này được phát hiện ở vùng sa mạc phía nam thủ đô Cairo và được cho là lăng mộ của nữ hoàng Sesheshet, thân mẫu của vua Teti - lên ngôi từ năm 2323 đến năm 2291 trước Công nguyên và đã tạo dựng nên vương triều thứ sáu của Ai Cập.
TTO - Ngày 1-12, Sở Văn hóa - thể thao - du lịch Phú Yên cho biết kết quả thăm dò, khai quật hai di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là thành An Thổ tại xã An Dân, huyện Tuy An (Phú Yên) và thành Hồ tại xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã phát hiện hàng trăm ngàn hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa.
Hà Nội (TTXVN) - Ban Tổ chức Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 (dự định tổ chức từ 5 - 7/12 tại Hà Nội) cho biết những vấn đề về Việt Nam đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các học giả trên thế giới.
Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội Trần Quang Dũng cho biết Trung tâm Di sản thế giới (thuộc UNESCO) vừa có văn thư nhận xét về bộ hồ sơ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Hà Nội (TTXVN) - Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết tỉnh đã đầu tư 9,3 tỉ đồng để trùng tu di tích lầu Tứ phương Vô sự, nằm ở phía Bắc Hoàng thành, Đại nội Huế, thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Công trình sẽ hoàn thành vào năm 2010.
Phước An miếu hiện toạ lạc tại khu 7, phường Chánh Nghĩa do người Hoa họ Lý lập năm 1882 thờ Thất Phủ Đại Nhân. Miếu thờ Thất phủ Đại nhân có tại cố hương Trung Quốc từ rất lâu đời. Khi sang Việt Nam, định cư tại khu vực Chánh Nghĩa ngày nay người Hoa họ Lý cũng lập miếu thờ Thất Phủ đại nhân, trước tiên là để tạ ơn các vị thần đã phò trợ cho họ được an cư lạc nghiệp, sau đó là giải quyết nhu cầu tinh thần, an ủi những người xa xứ luôn nhớ và tiếp nối truyền thống tín ngưỡng từ cố hương. Cũng giống như các đền miếu của người Việt
Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta đều nhận thấy Nhà Triệu (207-111 trước Tây Lịch) là một triều đại rực rỡ của nước Nam Việt, với cương thổ từ Đông sang Tây rộng hơn vạn dậm, do Triệu Vũ Đế, tên thật là Triệu Đà thành lập năm 207 trước Tây Lịch.
Theo các bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như Ðại Việt Sử Ký, Khâm Ðịnh Việt Sử, An Nam Chí Lược, Việt Sử Lược thì nguồn gốc dân tộc Việt Nam như sau "Ðế Minh cháu bốn đời vua Thần Nông nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra một người con là Lộc Tục. Vua lập đài tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam..." (Trần Ðại Sỹ, Từ Triết Học Ðến Huyền Thoại Nguồn Gốc Tộc Việt, Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại tr.1046). Về nguồn gốc dân Việt là con cháu vua Thần Nông bên Tầu này đã có nhiều học giả Việt Nam tranh luận. Người cho Thần Nông là người Tầu, kẻ lại cho Thần Nông là người Việt (Hừng Việt).
Tư bản Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang lún sâu vào con đường khủng hoảng suy vong trầm trọng. Chính sách khắc nghiệt và sai lầm của triều Nguyễn về kinh tế - tài chính đã làm cho nông nghiệp trong nước ngày càng tiêu điều, xơ xác. Nông nghiệp sa sút, kéo theo luôn sự suy thoái rõ rệt của các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân dân.
Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng-thống miền Nam là Ngô-đình Diệm công du Đại-hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Đại-hàn dân quốc là Lý Thừa Vãn, viếng thăm Việt-Nam. Trong dịp này ông đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Báo hồi ấy có tường thuật sơ sài. Còn chính quyền thì gần như không để ý đến chi tiết lịch sử này.