
Ban quản lý dự án di tích làng cổ Đường Lâm đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xếp hạng di tích cho 10 ngôi nhà cổ và cổng làng cổ đầu thôn Mông Phụ.Đây là một trong những công trình kiến trúc cổ, được xây dựng bằng chất liệu đá ong, nằm trong quần thể di tích làng cổ Đường Lâm, có tuổi đời hàng thế kỷ, gắn liền với cuộc sống và nếp sinh hoạt văn hóa của người nông dân vùng đồng bằng sông Hồng.
Ông Trần Thảo, giảng viên Học viện Âm nhạc Huế cho biết: Trong dịp Festival Huế 2008, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Hervé Bolot đã trực tiếp trao tước hiệu Hiệp sĩ Văn hoá và Nghệ thuật Pháp cho Nghệ sĩ ưu tú - Nghệ nhân dân gian Trần Kích.Những ngày này, ngôi nhà 34/4 kiệt 320 phố Bạch Đằng, thành phố Huế luôn đông khách bởi nhiều người yêu Nhã nhạc cung đình Huế tới chúc mừng lão nghệ nhân Trần Kích.
Ngày 2/10, UBND TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội tổ chức họp báo ra mắt chính thức bộ hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khu di tích Hoàng thành - Thăng Long - Hà Nội là di sản Văn hoá thế giới. Bộ hồ sơ do Giáo sư Phan Huy Lê chịu trách nhiệm chính, gồm 862 trang, 435 bức ảnh và một bộ phim dài trên 40 phút. Đây là bộ hồ sơ được nhiều nhà khoa học đánh giá là công phu, hoàn chỉnh nhất cả về nội dung và hình thức trong số những bộ hồ sơ đã đệ trình lên UNESCO.
Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, việc bảo tồn, phục hồi nội thất và tranh tường cổ ở Cung An Định trong khuôn khổ dự án giúp trùng tu của CHLB Đức đã hoàn thành. Dự án được triển khai từ tháng 6/2002, do CHLB Đức tài trợ 17.580 euro để phục hồi sáu bức tranh tường ở Khải Tường Lâu có kích cỡ 1,8m x 1,4m và 1,8m x 1m với kỹ thuật sơn dầu trên chất liệu vữa (giai đoạn 1). Ở giai đoạn 2, CHLB Đức tiếp tục cử chuyên gia và đầu tư 444.810 euro; trong đó vốn đầu tư không hoàn lại của CHLB Đức là 355.000 euro
Cả ngày 24/11/2008, Hội thảo quốc tế "Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng Thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004 - 2008)" tập trung phân tích đánh giá kết quả 5 năm nghiên cứu khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Những nghiên cứu sâu, công phu về vật liệu kiến trúc, các di vật tiền cổ, đồ gốm ngự dụng, đồ sành... đều góp phần đề cao giá trị của khu di tích trung tâm Cấm thành Thăng Long, và hội thảo không phải dừng lại để thảo luận, tranh luận.
Thời gian qua, rất nhiều người tìm về núi Chi Đảy (Sơn La) để xem những hang động kỳ bí vừa được phát hiện. Nhiều người đi về xuýt xoa, nào là "không thể tin được", “chẳng thua Phong Nha - Kẻ Bàng”! Đầu năm 2008, khi có thông tin về hệ thống hang đá có nhiều hiện vật lạ ở bản Đán thuộc bản Đán, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu (Sơn La), hàng nghìn người từ khắp nơi trong tỉnh đã “hành hương” về đây để lên núi thưởng lãm. Họ mang theo đồ ăn thức uống, đèn pin, đèn tích điện và cả những đồ cúng lễ.
Sự hưng thịnh của ca trù Cổ Đạm không còn như xưa. Nhưng những ai mê đắm ca trù đều tìm về Cổ Đạm để được nghe cố Mơn, cố Nga hát những khúc hát lả lướt đến mê đắm. "Tui sắp về thế giới bên kia, mà cũng chẳng biết rồi có ai nối nghiệp ca trù không nữa. Bọn trẻ chẳng mấy đứa học, vì nghề ca nương chẳng thể nuôi sống những phận nghèo". Nói xong, nước mắt người ca nương già rơi xuống gò má nhăn nheo.
Phát hiện được loại gốm cao cấp nhất từ thế kỷ 15 của Việt Nam được sản xuất tại Thăng Long với một kỹ thuật rất cao, mỹ thuật hoàn hảo. Đây cũng chính là gốm sứ cao cấp xuất khẩu đi các nước Đông Nam Á và một số nước khu vực châu Á... LBT- Cuộc hội thảo quốc tế mang tên "Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng Thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004 - 2008)" sẽ diễn ra tại Hà Nội từ 24 đến 25/11. Sau 5 năm phát hiện, tầm vóc, quy mô và giá trị của di tích Hoàng thành Thăng Long càng ngày càng được khẳng định rõ bởi những khám phá có giá trị khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Sáng ngày 30/7, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Thừa Thiên - Huế công bố kết quả khai quật lần thứ 3 khu di tích Cồn Ràng, thuộc thôn Phụ Ổ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế). Đợt khai quật lần này phát hiện thêm 216 ngôi mộ trên tổng diện tích 2.300 m2, trong đó có hơn 200 mộ chum. Đây là một phát hiện khảo cổ học về mộ chum Sa Huỳnh lớn nhất từ trước tới nay.
Những vết mòn trên đá được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống. Những vết mòn đó xuất hiện ở những nơi mà con người hiện đại chưa đặt chân tới. Những vết mòn nằm trong địa tầng văn hóa nguyên vẹn chưa bị xáo trộn của văn hóa Hoà Bình. Những vết mòn đó chỉ thấy xuất hiện trên những tảng đá gốc hay đá lăn tự nhiên thành lối, thành hàng song song với vách núi và chỉ cách vách núi khoảng một tầm tay vịn. Những vết mòn đó lại xuất hiện hai bên cửa hang của một di tích khảo cổ thời tiền sử.
- Lễ hội Tịch điền có lịch sử hơn 1000 năm ở Đọi Sơn (Duy Tiên-Hà Nam) lần đầu tiên được phục dựng, gần 4 vạn người từ khắp nơi đã đổ về chứng kiến con trâu kéo cày lật những luống đất đầu tiên của năm Kỷ Sửu. Đây là lần đầu tiên phục dựng lại đại lễ Tịch điền nên từ sáng sớm, hàng vạn dân sở tại và các vùng phụ cận đã đổ dồn về cánh đồng Đọi Sơn chờ đợi giây phút con trâu kéo lật những luống cày màu mỡ cầu cho quốc thái dân an, phong đăng hoà cốc.
Trong đợt khai quật lần đầu năm 2008, các nhà khảo cổ học (Viện Khảo cổ học) đã phác hoạ bước đầu về hệ thống các công trình kiến trúc của thành cổ Xương Giang (xã Xương Giang, TP Bắc Giang) được xây dựng từ thế kỷ 15. Đây là những bằng chứng quan trọng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về di tích này. Các nhà khảo cổ học khẳng định về quy mô của thành Xương Giang bao gồm: thành, dinh thự, kho lương cũng như sản xuất nguyên vật liệu gạch, ngói... cho công trình này.
Vừa qua Tổ chức UNESCO của LHQ đã kêu gọi giám sát chặt chẽ 4 di sản thế giới mà tổ chức này cho rằng đang chịu nguy cơ bị đe dọa đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, tới nay có 11 di sản nằm trong danh sách cần được theo dõi chặt chẽ do có nguy cơ bị tàn phá. Ủy ban Di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã đưa cảng Mặt Trăng ở thành phố Bordeaux của Pháp vào danh sách giám sát chặt chẽ, sau khi cây cầu Pertuis ở khu vực này bị phá hủy cuối năm ngoái.
Trên một quả đồi nhỏ ven đường thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa, có một toà cổ miếu nằm ẩn mình dưới hai cây Táu cổ thụ, gốc to đến năm, sáu người ôm không xuể, ước đoán tuổi đời đã đến nghìn năm. Đó là Thiên Cổ miếu, nơi thờ một người tương truyền là thầy giáo thời Hùng Vương. Mặc dù những chứng tích lịch sử còn lại không nhiều, nhưng có thể nói đây là chứng tích về thầy giáo cổ xưa nhất của nước Việt ta.