Lịch sử Việt Nam

Trần Thượng Xuyên với quá trình khai khẩn, phát triển và bảo vệ thành quả khẩn hoang vùng Đồng Nai – Gia Định

Vào giữa thế kỷ XVll (1679), bên Trung Quốc, nhà Minh đang suy yếu, giặc giã nổl lên cướp phá, gây loạn lạc khắp nơi, dân tình khổ sở. Vua nước Mãn Châu đương thời là Hoàng Thái Cát thừa cơ cử binh sang đánh vào Cẩm Châu, Ninh Vìễn, lần lên chiếm lấy Bắc Kinh, lập lên nhà Đại Thanh. Vua Thanh là Thánh Tổ Khang Hy đã hạ lệnh toàn quốc phải cạo tóc' thắt bím, ăn mặc theo người Mãn, ai không tuân theo đều phải tội chết. 

Xem chi tiết


Góp phần tìm hiểu về Trần Thượng Xuyên và cộng đồng người Hoa ở vùng Đông Nam bộ

Trần Thượng Xuyên là người Quảng Đông làm Tổng binh dưới triều đại nhà Minh ở Trung Ouốc. Khi nhà Minh bị lật đổ, nhà Thanh lên ngôi, ông cùng một Tổng binh khác là Dương Ngạn Địch phất cờ ''Bài Thanh phục Minh'', nhưng thất bại, đành phải tìm đường vượt biển sang nước ta vào năm 1679. Trần Thượng Xuyên cùng đoàn tùy tùng được chúa Nguyễn cho vào cư trú tại vùng Bàn Lân (nay thuộc tỉnh Đồng Nai, giáp tỉnh Bình Dương).


Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài VN

Ngày nay, nhiều khách Trung Hoa khi tham quan hoàng thành và cung đình nhà Nguyễn ở Huế thường hay nói các vua chúa nhà Nguyễn đã bắt chước kiểu Cố cung của Trung Quốc mà xây dựng hoàng cung và cung điện của mình, nhưng quy mô bé nhỏ hơn nhiều. Mặt khác, bất cứ thượng khách của quốc gia nào trên thế giới hay là khách du lịch ngoại quốc nào tới thăm Bắc Kinh, các cán bộ và lãnh đạo Trung Quốc thường hay giới thiệu cho họ đi tham quan Cố cung, một di tích hoàng cung triều Minh, triều Thanh có quy mô to lớn, gồm nhiều cung điện nguy nga đồ sộ, tráng lệ huy hoàng, sân đình rộng thênh thang, nổi tiếng thế giới. Nhưng rất ít ai được biết công lao đóng góp quan trọng của nhà kiến trúc thiên tài Việt Nam, Nguyễn An trong những công trình kiến trúc vĩ đại này.


Huyền sử tiên rồng: Minh Triết Uyên Nguyên của dân tộc

Huyền Thoại là tự truyện của một dân tộc được kể lại trong cái lung linh sử mệnh của dân tộc. Sử mệnh của một dân tộc là con đường tiền nhân mặc khải qua những thăng trầm, của phút nội tỉnh, những phút trổi vượt về miền tâm linh siêu việt, của những ước vọng hừng hực LỬA SINH SINH không mất đi trong hành trình sinh tử.

Do đó, Huyền sử là Tiềm Thức Cộng Thông của Dân Tộc, nơi đó tiền nhân gửi gấm linh hồn vượt không gian và thời gian qua huyền thoại.     


Thêm tư liệu về cuộc đảo chính ngày 1/11/1963

Ngô Đình Diệm sinh ngày 3-1-1901 trong một gia Đình có 9 người con. Thân phụ là Ngô Đình Khả từng phục vụ dưới triều vua Thành Thái. Nói chung, đó là một gia Đình Công giáo và bản thân Diệm từng có ư muốn sau này lớn lên sẽ trở thành linh mục. Diệm theo học trường Quốc học Huế và tốt nghiệp lúc 16 tuổi, sau đó ghi danh học trường Luật và Quản Trị của Pháp ở Hà Nội, luôn tỏ ra là một sinh viên thông minh, xuất sắc và ra trường cũng đứng đầu lớp. Tốt nghiệp xong, Diệm đi làm việc ngay cho chính phủ và tiến thân khá nhanh trên con đường công danh. Lần lượt ông ta được bổ nhậm vào các chức vụ: Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo Ninh Thuận (thuộc tỉnh Phan Rang) và Tuần Vũ B́nh Thuận (tỉnh Phan Thiết).


Kỉ niệm 380 năm Nam Bắc phân tranh (1627 - 2007): Nghĩ về đàn tế chiến sĩ trận vong của tướng Nguyễn Phúc Hiệp

Dân tộc Việt Nam vừa trải qua hai cuộc chiến tranh Ba mươi năm (1945 - 1975) và một cuộc phân ly Nam Bắc Hai mươi năm (1955 - 1975).


Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler - Hoa Kỳ). Hy vọng đây sẽ là đóng góp nhỏ vào nỗ lực mà ông Hàn đang ôm ấp cùng một số đồng nghiệp tại Trung Hoa lục địa: Hóa giải những mâu thuẫn lịch sử quốc gia giữa Việt Nam và Trung Hoa trên cùng một chủ đề nước Nam Việt thời Tây Hán.


Thử viết lại cổ sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không "chiêu thức" của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này [1] hoàn thành, cũng là lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc, mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để thành trang viết mới dài hơi hơn, cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24284540