Lịch sử Việt Nam

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm, tháp Rùa và đền Ngọc Sơn là một cụm thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội mà có lẽ người Việt Nam nào cũng biết. Biết tận mắt hay biết qua sách báo, màn hình. Sự tích hồ Hoàn Kiếm. Truyền thuyết kể rằng Lê Lợi được trời cho thanh bảo kiếm, đứng lên dẹp giặc Minh. Dẹp giặc xong, Lê Lợi lên làm vua. Một hôm, vua Lê Thái Tổ dạo thuyền trên hồ, bị một con Rùa Vàng lấy lại thanh kiếm. Từ đó hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm.

Xem chi tiết


Lê Lợi và Lê Lai

Thuở cắp sách đến trường, tôi được học bài "Lê Lai liều mình cứu chúa". Mấy chục năm sau, tình cờ đọc sử biết thêm chuyện "Lê Lợi giết Lê Lai". Chính sử không viết rõ hai ông Lê Lai là hai người khác nhau hay là cùng một người. Bán tín bán nghi, tôi tò mò đi kiếm sách đọc thêm.


LÝ THƯỜNG KIỆT VỚI ĐẠO PHẬT

Lý Thường-Kiệt sống trong thịnh-thời của đạo Phật. Ông từng chịu Phật-giáo chi-phối một phần. Quả như lời đại-sư Hải-chiếu nói trong bia LX: " ông tuy thân vướng cõi tục, nhưng lòng đã quy-y".


LUY LÂU THƯỢNG NGUỒN DÒNG SÔNG PHẬT GIÁO ĐÔNG Á

Tựa sách: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.
Soạn giả: Quc Sử Quán Triu Nguyn
Dịch giả: Vin Sử Hc.
Nhà xuất bản: Giáo Dc - Hà Ni
.
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bc, Công Đệ, Ngc Thy,Tuyết Mai, Thanh Quyên.
Điều hợp: Lê Bắc - bacle@hotmail.com


LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ TRẬN ĐẠI THẮNG Ở NHƯ NGUYỆT NĂM ĐINH TỴ (1077) TRONG TÌNH CẢM CỦA ĐẠI THIỀN SƯ PHÁP BẢO

Lý Thường Kiệt vốn có họ và tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau ông dời nhà về định cư phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội).Ngô Tuấn tự là Thường Kiệt, sau vì có công, được triều đình ban thưởng rất trọng hậu, lại còn cho lấy theo họ của Hoàng Đế nhà Lý, đương thời liền nhân đó ghép họ được ban với tên tự mà gọi là Lý Thường Kiệt, mãi rồi thành quen, khiến cho không ít hậu sinh quên mất cả họ lẫn tên thật của ông.Ông sinh năm Kỷ Mùi (1019), mất năm Ất Dậu (1105), hưởng thọ 86 tuổi.


Con Cắt Biển

Từ xưa đến nay, nói tới Nguyễn Hữu Chỉnh phần đông đều cho là một kẻ gian thần, phản phúc, giảo quyệt... tuy công nhận Chỉnh thông minh nhưng là thứ thông minh của kẻ theo "chủ nghĩa cơ hội", tuy nhìn nhận Chỉnh giỏi thơ Nôm nhưng bài thơ được nhắc đến nhiều lại là bài "Vịnh cái pháo", chẳng phải vì nó tiêu biểu cho văn tài của Chỉnh mà cốt cho thấy "khẩu khí" của con người tạo dựng cơ nghiệp trên trí xảo nên không bền, chỉ như cái pháo nổ tạch một cái là tan xác, không còn gì.


KÝ SỰ ÐI THÁI TÂY :Phi-Li-Phê Bỉnh (1759-1830 ?) , Phạm Phú Thứ (1821-1882)

Từ thế kỷ thứ XVII đã có sách viết khá tường tận về Việt-Nam, hoặc của các giáo sĩ Tây phương như :

 

- năm 1617 có C. Borri, người Ý, viết về Ðàng Trong (Relation de la Nouvelle Mission des Pères de la Compagnie de Jésus au Royaume de la Cochinchine) ;

 


"ĐÔNG CUNG NHỰT TRÌNH"

Tôi tìm được một cuốn khác, cũng in tại nhà in Tân-định, nhưng vào năm 1879, tức là in trước cuốn của ông Nguyễn Khắc Ngữ tìm thấy 30 năm, song không rõ đấy là in lần thứ mấy và nhan đề cũng hơi khác : ĐẠI NAM VIỆT QUẤC TRIỀU SỬ KÝ. Không có tên tác giả (1). So với bản 1909 thì bản in năm 1879 cũng tương tự nhưng đặc biệt có Phần Phụ Thêm viết bằng văn vần. Chữ dùng cũng cổ hơn

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 23772942