Lịch sử Việt Nam

William Alexander và Hoạt Phẩm Về Đàng Trong

  • Nguyễn Duy Chính
  • 14/07/2012

Nghiên cứu sử nước ta bị một giới hạn rất quan trọng. Sách vở của người Việt rất ít hình ảnh nhất là về thời xưa. Những công trình văn hoá như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc ... để có thể giúp người nghiên cứu hình dung được một thời đại cũng hiếm hoi nên người đọc phải sử dụng óc tưởng tượng khá nhiều.

 

Trong trí nhớ của tôi, các sách sử Việt Nam chỉ có ba bức truyền thần có vẻ thật là bức hình ông Nguyễn Trãi, ông Phan Huy Ích (do người Tàu vẽ khi đi sứ), và hình ông Nguyễn Công Trứ (do một người học trò vẽ). Mãi về sau này mới có thêm một số hình ảnh nhưng thường cũng lem nhem vì sao đi chụp lại nhiều lần. Dường như chúng ta vẫn trọng chữ viết hơn nên sách vở hôm nay in tại hải ngoại cũng ít ai chịu khó tìm kiếm thêm hình ảnh để bổ túc cho tài liệu, hoặc nếu có thì cũng sơ sài, thiếu mỹ thuật. Nhiều bộ sách khá đồ sộ về lượng chữ nhưng lại hoàn toàn không có tranh ảnh hay bản đồ để minh chứng, một thiếu sót đáng kể cho những người muốn nghiên cứu một cách nghiêm túc. So sánh với sách vở của nước ngoài – dù chỉ là textbooks của bậc trung học – thì quả thực những bộ sách lớn nhất của người Việt cũng không theo kịp. Hình ảnh trên sách báo được in trên giấy láng màu mè “bắt mắt” có lẽ chỉ bao gồm những trang quảng cáo của các cơ sở thẩm mỹ, bìa băng nhạc, đại nhạc hội và buôn bán địa ốc.

 

Sự thiếu sót đó khiến cho chúng ta khó hình dung được cổ nhân hình dáng, sinh sống thế nào, đưa đến tình trạng tự ý thêm thắt bằng sự tưởng tượng riêng của mình trong một số hoạt cảnh được diễn đi diễn lại trên sân khấu như Hai Bà Trưng, Hội Nghị Diên Hồng, Chiến Thắng Đống Đa ... mà nhiều người có ấn tượng ăn sâu vào trong óc. Ngay cả những pho tượng (tượng đài) đã và đang được thực hiện ở trong nước với tốn phí khá cao cũng vấp nhiều khuyết điểm trầm trọng để các nhà phê bình phải lưu tâm.

 

Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã thực hiện những mạng lưới trưng bày công trình sưu tầm được giúp chúng ta nhìn lại lịch sử trung thực hơn. Những hình ảnh đó cho biết khá nhiều về sinh hoạt và nhân dáng của người Việt Nam tuy chỉ mới độ hơn trăm năm trước mà sao khác với bây giờ nhiều quá, tưởng chừng như một dân tộc xa lạ nào chứ không phải ông bà tổ tiên mình phần nào đính chính một số nhận định chủ quan mang tính phóng đại về những thời kỳ trước khi phát minh ra máy ảnh.

 

Chính vì thế tôi viết bài này để tri ân một hoạ sĩ người Anh trong một chuyến công tác đi cùng phái bộ Macartney sang Trung Hoa đã ghé lại Đà Nẵng và bỏ công ghi lại một số hình ảnh về xứ Đàng Trong. Có lẽ đây mà những hình ảnh sớm sủa nhất về sinh hoạt của người Việt chúng ta ở cuối thế kỷ 18, mặc dầu trước đó sách vở và tài liệu của Tây phương cũng đã có một số minh hoạ nhưng không trung thực và linh động bằng. Những bức hình đó đi kèm theo những nhận xét khác của người Anh về Đàng Trong giúp chúng ta tìm ra được nhiều điều chưa biết hết.........

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Duy Chính


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24283908