Kết Quả Tìm Kiếm

NGUYỄN BÌNH VỚI THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG BUỔI ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1951)

Nguyễn Bình (1908-1951), Trung tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Ông sinh ra ở Miền Bắc nhưng có nhiều thời gian lăn lộn ở Nam Bộ và có nhiều đóng góp đối với việc thống nhất lực lượng, xây dựng căn cứ, phát triển cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược trong giai đoạn buổi đầu đầy khó khăn ở vùng đất phương Nam....


ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỔNG TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ BÌNH DƯƠNG

Tổng là đơn vị trung gian giữa huyện và xã trong hệ thống hành chính được duy trì trong một thời gian dài dưới thời phong kiến Việt Nam. Trước thời kì Lê Sơ, tuyệt nhiên chưa từng thấy dấu tích nào của đơn vị hành chính này. Ở giai đoạn Lê Sơ, tổng cũng chỉ mới xuất hiện ở một vài địa phương. Sang thời Mạc, đơn vị hành chính tổng này tiếp tục được duy trì và mở rộng hơn.


Ứng dụng Khoa Học Công Nghệ Cao trong phát triển nông nghiệp đô thị thông minh tại tỉnh Bình Dương

Nông nghiệp đô thị thông minh là một định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp thông minh nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cao trong trồng trọt và chăn nuôi đã trở thành xu hướng phát triển. Tỉnh Bình Dương trong quá trình đô thị hoá đã mở rộng các trang trại kỹ thuật khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực đủ kiến thức, kỹ năng áp dụng công nghệ, thu hút các nhà đầu tư vào các dự án nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao. Với việc thực hiện các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp ở Bình Dương đã phát triển nông nghiệp đô thị thông minh. Trong tiến trình đó việc đưa ra các chiến lược, hệ thống giải pháp, hoàn thiện khung pháp lý sẽ thúc đẩy mô hình nông nghiệp tiên tiến, điều đó càng cấp thiết hơn trong công cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.


Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Bình Dương qua di tích lịch sử

Tỉnh Bình Dương có một hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú, ghi dấu những chiến công oanh liệt mà trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trải qua. Các di tích lịch sử có giá trị to lớn về nhiều mặt, gợi nhắc chúng ta sống ở hiện tại không được quên quá khứ. Trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung càng trở nên cấp thiết. Sử dụng các Di tích lịch sử văn hóa nói chung, Di tích lịch sử - cách mạng nói riêng, nhất là trong dạy học môn Lịch sử ở các trường học hiện nay sẽ là biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. 1. Hệ thống một vài di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh Bình Dương Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước để thế hệ hôm nay và mai sau noi theo trên cơ sở có niềm tự hào để phát huy. Minh chứng cho tính chính nghĩa, vì mục đích cao cả của con người Việt Nam trong đấu tranh cách mạng nhằm thức tỉnh lương tri của người yêu hòa bình và tiến bộ trên thế giới đồng cảm một cách sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của đất nước ta thời kỳ đã qua và công cuộc xây dựng phát triển đất nước ta sau chiến tranh. Chiến tranh đã lùi xa, quá khứ đã dần khép lại nhưng lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc sẽ còn tồn tại mãi, là niềm tự hào, là động lực để các thế hệ sau tiếp bước. Những chứng tích còn lưu dấu hôm nay cùng những trang sử gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng này chính là nơi giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông một cách tốt nhất cho những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Mỗi di tích lịch sử ở Bình Dương mang một dấu ấn riêng, lưu giữ, ghi dấu những sự kiện lịch sử khác nhau, nhưng tựu trung lại hệ thống di tích đó đều bao quát và phản ánh những nội dung cơ bản về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tôi không thể trình bày đầy đủ nội dung, ý nghĩa giáo dục của tất cả các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Đặc điểm văn hóa người Bình Dương qua tư liệu lịch sử

Tỉnh Bình Dương có điều kiện tự nhiên khá đa dạng: Rừng núi, sông suối, hồ nước... tạo nên nhiều cảnh quan đẹp với những vườn cây trái nổi tiếng như: Sầu riêng, măng cụt, bưởi... thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch. Trong quá trình hình thành và phát triển, người dân Bình Dương đã tạo nên các di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử…Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, chùa, miếu, nhà thờ và đặc biệt là các công trình kiến trúc nhà cổ bằng gỗ lâu đời…các làng nghề truyền thống như: Sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ,... Bình Dương nằm gần khu vực đã và đang phát triển thành các trung tâm về đô thị, dịch vụ và những khu công nghiệp rộng lớn của hai địa bàn giáp ranh là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai… Đó là những điều kiện để hình thành đặc điểm văn hóa của Người Bình Dương.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24457186