Kiến thức lịch sử chung

MIẾU NHỊ PHỦ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA

Đây là chuyên khảo đầu tiên viết về một ngôi miếu quan trọng của người Hoa ở TP.HCM được xuất bản, được viết bởi một nhà nghiên cứu trẻ. Miếu Nhị Phủ di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (Nxb Khoa học xã hội, 2019, 208 trang) chia làm 4 chương: Người Hoa thành phố Hồ Chí Minh và người Hoa Phúc Kiến, Giá trị tâm linh của miếu Nhị Phủ, Đặc điểm kiến trúc và mỹ thuật miếu Nhị Phủ, Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của miếu Nhị Phủ trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Xem chi tiết


TÂN THƠ TỔNG LÝ QUY ĐIỀU

Tác giả của sách Tân thơ tổng lý quy điều là Ernest Outrey, quan Tham biện, sung Phủ lý quan Khâm mạng Nam Kỳ, biên soạn khoảng năm 1885, Kiều Công Thọ dịch ra quốc ngữ, xuất bản năm 1889 ở Sài Gòn. Một bản in khác bằng tiếng Pháp Nouveau recueil de législation cantonale et communale Annammite de Conchinchine (Sưu tập mới về luật lệ của việc cai trị tổng và làng ở Nam Kỳ), in tại Sài Gòn năm 1888


CÁC LOẠI GHE (THUYỀN) NGÀY XƯA Ở NAM BỘ

Ngày xưa, đất Gia Định (Gồm toàn miền Nam) chưa có đường bộ, nếu có cũng rất thô sơ không đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa nên người ta dùng đường thủy là chủ yếu. Kể cả việc quân sự cũng dùng thủy quân là chính.


GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ CẦN THƠ QUA NHÂN VẬT LỊCH SỬ CHÂU VĂN LIÊM (1902 – 1930)

1. Đặt vấn đề Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, một trong những nguyên nhân khiến Đảng Cộng sản Việt Nam vĩ đại, có sức sống mãnh liệt và được nhân dân tin tưởng, một lòng một dạ theo Đảng, vì Đảng ta là đạo đức, là văn minh. Đảng ta có những chiến sĩ cộng sản trung kiên, có đạo đức cách mạng khi gặp khó khăn, gian khổ không sờn lòng, lùi bước; những chiến sĩ cộng sản ấy đã vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc mà không ngần ngại hy sinh. Châu Văn Liêm, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của Đảng bộ và quê hương Cần Thơ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Ông đã vì Đảng, vì dân mà oanh liệt hy sinh và chính sự hy sinh anh dũng đó đã góp phần “chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do” .


VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG Ở TÂY NINH

Tây Ninh là vùng đất biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và có hai con sông chính chảy qua tỉnh là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Là vùng đất đa dạng về văn hóa, nơi hội tụ của nhiều tộc người, trong quá trình định cư, phát triển cuộc sống ven theo các con sông, đặc biệt với sông Vàm Cỏ Đông người dân nơi đây đã hình thành nên những tập tục đa dạng và phong phú gắn với dòng sông này. Trong đó, văn hóa tín ngưỡng được thể hiện qua việc thờ bà Thủy Long, Tiền hiền, Thành Hoàng Bổn Cảnh, Tiên sư,… đã tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa sông nước ở Tây Ninh.


CẢO THƠM MẤY ĐỘ (ĐỌC SÁCH NAM KỲ KHẢO LƯỢC)

Nam Kỳ khảo lược (Khảo lược về Nam Kỳ) là một bộ sách quý và hay về Nam Kỳ đã được nhà giáo Trần Thành Trung ở Vĩnh Long sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu dựa trên 2 nguồn tư liệu là Đại Việt tập chí và Nam Kỳ tuần báo do Hồ Văn Trung (tức Hồ Biểu Chánh) làm Giám đốc. Đây là một trong số những tờ báo có nhiều bài nghiên cứu nổi tiếng ở Nam Kỳ trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, giúp truyền bá và phổ biến những kiến thức lịch sử, văn hóa xã hội của vùng đất Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.


PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỬ LIỆU HỌC ĐỐI VỚI SỬ LIỆU HÁN – NÔM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỊA BẠ TRIỀU NGUYỄN

Tóm tắt: Trong nghiên cứu khoa học lịch sử có rất nhiều phương pháp khác nhau được vận dụng nhằm góp phần làm sáng tỏ hiện thực lịch sử, xử lý sử liệu là một trong số các phương pháp ấy. Tuy nhiên, đối với mỗi loại tài liệu khác nhau đòi hỏi các kỹ thuật chuyên biệt trong xử lý sử liệu học. Bài viết giới thiệu phương pháp xử lý sử liệu học trong nghiên cứu tài liệu địa bạ triều Nguyễn. Kết quả nghiên cứu đề cập đến tiến trình thực hiện phương pháp này và gợi mở một số ý tưởng trao đổi để tích lũy kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử.


TRƯƠNG VĨNH KÝ VỚI CÁC TẬP KỶ YẾU CỦA ỦY BAN NÔNG CÔNG NAM KỲ

Trước khi chiếm cứ toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã từng bước ổn định chính quyền cai trị để vừa tiếp tục công cuộc chinh phục vừa tiến hành khai hóa thuộc địa. Ngày 16.6.1865, Đô - Thống đốc De La Grandière đứng ra thành lập Ủy ban Nông Công nghiệp Nam Kỳ, tập hợp những chuyên gia trí thức và khoa học, đồng thời xuất bản ấn phẩm dưới hình thức tập kỷ yếu, gọi là Le Bulletin du Comité agricole et industriel de la Cochinchine française/BCAI, cũng như tổ chức các cuộc đấu xảo hàng năm. Mục đích của kỷ yếu là để đăng tải các biên bản hay báo cáo của Ủy ban cùng những bài nghiên cứu liên quan đến hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Tập kỷ yếu chỉ được phát hành khi biên tập đủ số lượng bài viết và in tại Nhà in Hoàng Gia (l’Imprimerie Impériale). Ấn phẩm này đình bản năm 1881 để rồi tái bản vào năm 1888 khi Ủy ban được thành lập tại Bắc Kỳ.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24387698