Kiến thức lịch sử chung

Chiến thắng Phước Thành 60 năm nhìn lại

Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với luận điểm cơ bản: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” đã mở một cao trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị trên toàn miền Nam. Tại miền Đông Nam Bộ, tiếp nối các trận đánh vang dội ở Sở Cao su Bến Củi (Tây Ninh, 3/4/1957), đồn điền Minh Thạnh (Thủ Dầu Một, 10/8/1957), Trại Be (Biên Hòa, 10/9/1957), Lò Than (Biên Hòa, 19/12/1957), Chi khu Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một, 11/8/1958), Trụ sở MAAG Nhà Xanh (Biên Hòa, 7/7/1959), Căn cứ Tua Hai (Tây Ninh, 26/1/1960); tháng 9/1961, Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông chủ trương tổ chức một trận tiến công vào Tiểu khu quân sự Phước Thành, nhằm tiêu diệt toàn bộ quân đội và cảnh sát Sài Gòn tại đây, làm chủ tiểu khu và tỉnh lỵ, gây tiếng vang lớn về chính trị, phá tan ý đồ dùng Phước Thành làm lá chắn và bàn đạp tiến công vào Chiến khu Đ. Chiến thắng Phước Thành có ý nghĩa lịch sử rất lớn, vượt khỏi phạm vi một trận đánh thông thường. Lần đầu tiên, Quân Giải phóng tổ chức tiến công thắng lợi, làm chủ một tỉnh lỵ ở miền Nam, mở ra một cao trào mới về đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận trên chiến trường Nam Bộ.

Xem chi tiết


Ký ức lúa mùa (Lúa nổi)

Lúa nổi (Floating rice) tức cây lúa mùa còn gọi là lúa sạ. Tuy năng suất kém xa lúa cao sản hiện nay nhưng phẩm chất rất tốt do chế độ canh tác hoàn toàn theo tự nhiên nên hạt gạo rất “sạch”, chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitanmin B1, E rất cao nên có tác dụng bổ sung sinh tố cho người sử dụng như một thực phẩm chức năng. Ngoài ra, gạo lúa sạ còn chứa Anthocyanin, một hợp chất hữu cơ có lợi cho tim mạch, mắt, phổi, chống lão hóa… (Internet)


Tìm hiểu quan hệ giữa tư tưởng của các tôn giáo nội sinh và tính cách người Việt vùng Tây Nam Bộ

Hiện tại đã có những nghiên cứu lý giải hay nhận định rất sâu sắc về tính cách người Việt vùng Tây Nam Bộ (TNB): Tính trọng nghĩa, trọng tình, bao dung, hiếu hòa,... Theo các nhà nghiên cứu, hệ tính cách này chủ yếu được hình thành trên nền tảng điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội ở vùng TNB. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tâm lý học tôn giáo, quá trình hình thành và điều chỉnh tâm lý, tính cách con người ở một vùng đất nào đó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tôn giáo (và niềm tin vào tư tưởng đạo đức hay tín ngưỡng) mà họ sùng tín. Từ đó, tư tưởng tôn giáo góp phần giáo dục tính cách, quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân và cộng đồng, tạo thành nền tảng đạo đức xã hội bền vững.


Nguyễn Văn Thới và tác phẩm Kim cổ kỳ quan

Nguyễn Văn Thới (1866-1927), tục gọi là Ba Thới, người làng Mỹ Trà, ấp Long Hậu, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Thân sinh của ông là ông Nguyễn Văn Đỏ và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Buôn, sinh được 4 người con. Vợ của ông Nguyễn Văn Thới là bà Nguyễn Thị Thìn, người cùng thôn. Hai ông bà sinh được 8 người con, nhưng mất hết 4 người con từ nhỏ. Những người con còn lại là các ông Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Kiệt, Nguyễn Văn Từ và bà Nguyễn Thị Chín. Lúc còn nhỏ ông Nguyễn Văn Thới học chữ nho, lớn lên làm nghề thợ mộc, biết chạm khắc gỗ.


Miền tháp cổ

Có cái tên văn nghệ, nhưng Miền tháp cổ (Nxb Đà Nẵng, 2021, tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa và bổ sung, 289 trang) lại là tập khảo cứu lịch sử - văn hóa của Vũ Hùng về miền Trung trong mối quan hệ với lịch sử Champa. Sách gồm 14 bài viết về lịch sử của dãy đất miền Trung, từ đầu thế kỷ XIV, về mẫu hệ Chàm, các man sách, dòng tộc, những ngôi tháp cổ, trầm tích địa danh… thông qua những suy tư, cảm xúc của tác giả, những phỏng đoán, dự cảm được tác giả nghiền ngẫm trong suốt 10 năm khi viết tập sách này.


Những năm sửu lịch sử

Đối với Việt Nam, những năm Trâu (năm Sửu) cũng là những mốc son rực rỡ, ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. * Năm Tân Sửu 41, sau thắng lợi rực rỡ của cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị Đông Hán, hai bà Trưng lên ngôi vua (Trưng Vương), xây dựng Nhà nước độc lập, phong mẹ mình làm thái hậu, các nữ tướng làm công chúa, tạo nên thể chế quân chủ nữ quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. * Năm Đinh Sửu 137, Khu Liên chỉ huy nhân dân vùng Tượng Lâm (Nam Trung Bộ) nổi dậy đánh chiếm các châu quận, làm tan rã chính quyền đô hộ. * Năm Quý Sửu 713, tháng 4, Mai Thúc Loan người Hoan Châu (Bắc Trung Bộ) phất cờ khởi nghĩa, lật đổ sự cai trị của nhà Đường, giải phóng đất nước.


ĐỌC “TÂY NINH ĐẤT VÀ NGƯỜI”

Trong bối cảnh không có nhiều công trình nghiên cứu về Tây Ninh , quyển sách Tây Ninh đất và người của nhiều tác giả (dày 779 trang) đã được đông đảo bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Sách không phải là một quyển địa chí nhưng những bài viết đã được lựa chọn, sắp xếp, biên tập theo một kết cấu hợp lý với các chủ đề: Địa danh, địa lý, khảo cổ, lịch sử, di tích, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, kinh tế không khác gì nội dung của quyển địa chí. Nội dung sách không khô khan, nặng nề nhưng khoa học và đáng tin cậy mang đến cho người đọc những kiến thức vừa chuyên sâu vừa tổng quát về một địa phương cụ thể - Tây Ninh.


PHONG TỤC MIỆT NAM SÔNG HẬU

Những tập tục liên quan đến vòng đời người ở khu vực Nam sông Hậu (hay Tây sông Hậu) được Trần Minh Thương kể lại với bạn đọc qua cuốn sách nhỏ Phong tục miệt Nam sông Hậu (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020). Phần nhiều đó là những phong tục mà tác giả đã trải nghiệm trong không gian văn hóa làng quê của miền sông nước, trên bước đường điền dã, những tư liệu do những bậc cao niên kể lại, được tác giả chắt lọc lại với những đồng cảm.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402164