ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1945
Đã tròn 90 năm kể từ ngày vua Bảo Đại ra Dụ số 23, ngày 14 tháng 5 năm Bảo Đại thứ 9 (ngày 25/6/1934), về việc lập Trung tâm đô thị Quảng Ngãi (Centre urbain de Quangngai). Đây được xem là văn bản sớm nhất về việc khai sinh ra đô thị Quảng Ngãi ngày nay.
TƯ LIỆU VỀ CỔ MIẾU LONG VƯƠNG - XỨ BIÊN HÒA XƯA
Trong thư tịch, miếu Long Vương được nhắc đến và tính đến hiện nay, có lịch sử hơn 300 năm kể từ khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lược xứ Đồng Nai, thiết lập hành chính đầu tiên trên vùng đất phương Nam vào năm Mậu Dần - 1698.
VỀ MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ Ở MIỀN TÂY
Xưa nay có nhiều bài viết về vùng đất mang tên và chức danh của một vị công thần: Nguyễn Hữu Cảnh, trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ rút một số ý chính xung quanh nhân vật lịch sử này gắn liền với địa danh “Cù lao Ông Chưởng”.
HAI CUỐN SÁCH VỀ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA NAM BỘ
Tác giả Hồ Xuân Tuyên vừa ra mắt bạn đọc 2 cuốn sách về Nam Bộ, ở lĩnh vực chuyên môn của mình là ngôn ngữ, hay rộng hơn là trên bình diện văn hóa. Ông là người có nhiều đóng góp trong các nghiên cứu về ngôn ngữ, đặc biệt là ở Tây Nam Bộ với các công trình tiêu biểu như: Địa danh Bạc Liêu (2010), Người Nam Bộ đặt tên sự vật (2013), Tên gọi sự vật sông nước miền Tây Nam Bộ (2023)…
NĂM SINH CỦA MẠC THIÊN TÍCH KHÔNG PHẢI LÀ MẬU TUẤT - 1718
Năm sinh của Mạc Thiên Tích là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đông Hồ Lâm Tấn Phát, nhà nghiên cứu chuyên chú về họ Mạc Hà Tiên cho rằng Thiên Tích sinh vào đêm 7 tháng 3 năm Bính Tuất, dương lịch là năm 1706; nhưng Đồng Hồ không viện dẫn tư liệu và lập luận không vững chắc nên ý kiến của ông bị các nhà nghiên cứu đời sau, nhất là Trương Minh Đạt phủ nhận.
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VÙNG BIỂN GÒ CÔNG ĐÔNG (TIỀN GIANG)
Nghiên cứu này tập trung vào một số dạng thức tín ngưỡng biển chính yếu ở vùng biển của huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) với các đối tượng thờ tự qua 2 mảng tín ngưỡng nghề nghiệp: cá Ông, Bà Cậu, Thủy Long, Bạch Mã Thái Giám, Cô Hồn - Chiến Sĩ, Quan Âm (tín ngưỡng ngư nghiệp); Bà Chúa Xứ, Thành Hoàng (tín ngưỡng nông nghiệp).
THẤT PHỦ CỔ MIẾU Ở CÙ LAO PHỐ - DI TÍCH VÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
Thất phủ cổ miếu là di tích được xây dựng khá sớm ở Cù lao Phố (nay thuộc phường Hiệp Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Cộng đồng người Hoa khi đến Đồng Nai tụ cư vào nửa cuối thế kỷ XVII đã xây dựng nên thiết chế tín ngưỡng này. Một số tài liệu cho rằng, đây là ngôi chùa Hoa cổ nhất vùng Nam Bộ.
GIÁO DỤC CÁCH MẠNG ĐÔNG NAM BỘ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đế quốc Mĩ nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Bên cạnh các biện pháp quân sự, Mĩ và chính quyền Sài Gòn chủ trương tiêu diệt nền giáo dục cách mạng