Lịch sử Việt Nam


Cuộc đảo chính tháng 11-1960 và việc tranh thủ các lực lượng tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

“Nước Mỹ ở đâu trong cuộc đảo chính tháng 11-1960?”, thực ra đây không phải là một câu hỏi quá khó, song cho tới nay vẫn còn nhiều tình tiết khiến giới quan tâm không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Rõ ràng nước Mỹ vẫn dành sự ủng hộ cho nền cộng hòa miền Nam, nhưng ắt hẳn sự quan tâm này đã thay đổi rất nhiều so với trước. “Chúng tôi ủng hộ chính phủ này cho đến khi nó thất bại”, ngài Đại sứ Durbrow quá khôn ngoan khi đem ra một câu trả lời nước đôi cho phe đảo chính: Họ không bỏ rơi ông Diệm.


Thử tìm hiểu về bang giao Champa - Đại Việt trên phương diện “Văn hóa sản xuất”

Vương quốc Champa hình thành và phát triển trên dải ven biển miền Trung Việt Nam và một phần cao nguyên Trường Sơn. Chủ nhân của vương quốc này là người Chăm, trước đây còn gọi là người Chàm, Chiêm, nói tiếng Malayo - Folynesian, cư trú rất rộng trên vùng đất đảo Tây Nam Thái Bình Dương, Tây Ấn Độ. Một bộ phận sống ở ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay được gọi là người Chăm là do gắn liền với sự thành lập vương quốc Champa. Cái tên Champa được nhắc đến lần đầu tiên trong văn trên văn bia của vua Champa là Sambhuvarman (595-629) và cả trên bia Chân Lạp gọi là bia Ang Chumnik có niên điểm là năm 668.


Tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt - Hoa ở Hội An thế kỷ XVII-XVIII

Thương cảng Hội An sớm được hình thành từ thế kỷ XVII. Chính sách cởi mở, nồng hậu trong quan hệ buôn bán của chúa Nguyễn và điều kiện thuận lợi của Hội An đã khiến nơi này sớm trở thành đô thị sầm uất nhất Đàng Trong. Cùng với thương nhân các nước, người Hoa cũng đến Hội An buôn bán. Nhưng từ sau chính sách “hải cấm” của nhà Minh không cho phép người Hoa ở nước ngoài trở về Trung Hoa và một bộ phận người Hoa “phản Thanh phục Minh” dưới triều Mãn Thanh không thành, họ đã đến, ở lại Hội An, được chúa Nguyễn chấp nhận cho định cư, sinh sống. Hoạt động định cư, buôn bán, sinh hoạt tôn giáo là cầu nối đưa đến sự giao lưu, tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt - Hoa.


GS. Trần Văn Giàu, người thầy mà tôi học mãi.

Khi còn học trung học ở tỉnh nhà miền Trung, bên ngoại tôi có người ông, từ đầu thế kỷ XX, vào Sài Gòn làm nghề thợ may, đến khi gần 70 tuổi, ông giao tiệm may cho con gái, trở về ở nhà thờ họ tộc dưỡng già. Trong họ có 4 cụ tuổi suýt soát nhau, qua lại trà thuốc, đánh cờ, chuyện trò. Mỗi sáng sớm, 4 cụ kéo nhau ra bờ sông Trà Khúc hóng nắng ban mai, có khi họ nối lưng nhau đi bộ 2 cây số qua tỉnh lỵ ăn don rồi mới về. Trông 4 cụ ai cũng khen khí cốt tiêu sái, tiên phong đạo cốt.


Người Hoa với những đóng góp trong việc xây dựng những trung tâm thương mại nổi tiếng vùng Nam Bộ xưa

Do nhiều biến động của xã hội, nhiều dân tộc từ các nơi khác đã tìm đến vùng đất Nam Bộ sinh sống trong nhiều thời kỳ lịch sử. Sự cộng cư nhiều thành phần dân tộc nói chung, trong đó có cộng đồng người Hoa nói riêng đã góp phần làm đa dạng sắc thái tộc người, sự phong phú về văn hóa của vùng đất Nam Bộ.


Suy nghĩ lại về biển trong lịch sử Việt Nam: Xã hội duyên hải trong sự thống hợp của vùng Thuận-Quảng, các thế kỷ thứ 17 – 18

Xã hội Việt Nam và lịch sử thế giới quan hệ lẫn nhau.  Song, ít sự liên kết đã được vạch ra.  Có lẽ biểu hiệu hay được trưng dẫn về lũy tre của Việt Nam giúp vào việc soi sáng lý do tại sao.  Khuôn mẫu về người nông dân vô danh – cần cù làm việc hàng ngày sau con trâu trên thửa ruộng lúa nước, và khi đêm đến, rút về sau lũy tre bảo vệ gia đình và làng mạc khỏi sự thay đổi – được lập đi lập lại trong văn chương bác học và bình dân; thị kiến này tượng trưng cho Việt Nam ngày nay và cho quá khứ của Việt Nam, bất kể là xác thực hay tưởng tượng.  Điều được giả định, thị trường không có ý nghĩa gì trong thế giới nông dân này, bởi nó tọa lạc bên ngoài lũy tre – mặc dù người ta có thể nói một cách quả quyết như thế về các cánh đồng lúa. 


Người Choang, các dân tộc ít người vùng biên giới Việt – Hoa trong triều đại nhà Tống

Tập biên khảo này được ấn hành hồi tháng Chín năm 1987 và do đó đã được viết trong thời khoảng có sự đối nghịch giữa Việt Nam và Trung Hoa sau cuộc chiến tranh Việt Nam - Căm Bốt và cuộc tấn công vào Việt Nam của Trung Quốc hồi cuối năm 1978 và đầu năm 1979.  Một số quan điểm lịch sử trong bài vì thế được phản ảnh dưới cái nhìn của chủ nghĩa Mác-xít / Lê-nin-nit là học thuyết chính thống thịnh hành tại hai nước khi đó.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24470702