Lịch sử Việt Nam

DẤU ẤN NHÀ CÁCH MẠNG PHAN VĂN ĐÁNG TẠI TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM (1961-1975)

  • NCS. Phạm Thị Huệ Trường Fschool Cần Thơ – Đại học FPT
  • 28/08/2020
  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, Đảng đã chủ trương “cử ra một số ủy viên Trung ương thành lập Trung ương Cục miền Nam phụ trách chỉ đạo công tác Đảng ở những Đảng bộ đặc biệt trọng yếu”. Thực hiện chủ trương trên, ngày 23/1/1961, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam. Đây là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm một số ủy viên Trung ương được Trung ương Đảng cử ra và ủy nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác của đảng ở miền Nam. Vì vậy, Trung ương Cục được xem là Thủ đô của kháng chiến cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Tại khu căn cứ này mọi đường lối, chiến lược, sách lược và nhiều chỉ thị, nghị quyết được ra đời đã chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam, hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Không những vậy, Trung ương Cục là nơi lưu lại cuộc đời hoạt động cách mạng hết lòng tận tụy và vô cùng gian lao vất vả của các đồng chí lãnh đạo của phong trào cách mạng. Đã có biết bao nhiêu kỷ niệm với các nhà cách mạng lừng danh như: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Chí Công, Phan Văn Đáng diễn ra trong suốt thời kỳ kháng chiến. Trong đó, đồng chí Phan Văn Đáng là người có thời gian gắn bó lâu dài với vùng đất thánh cách mạng này (1961-1975). Tại “R", đồng chí Phan Văn Đáng đã có những dấu ấn rất sâu đậm với đất và người nơi đây. Ông đã gắn chặt với khu căn cứ bằng công sức và trí tuệ của mình trong suốt những năm chống Mỹ cứu nước.

Xem trọn bộ tại đây

NCS. Phạm Thị Huệ Trường Fschool Cần Thơ – Đại học FPT


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24400336