CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO DÂN CÔNG GIÁO DI CƯ CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM (1954-1963)
- 16/11/2020
Trong lịch sử Việt Nam, cuộc di cư của hơn 800.000 người miền Bắc vào Nam, trong đó tuyệt đại đa số dân di cư là giáo dân Công giáo là một sự kiện có ý nghĩa và ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử đương đại. Trong diễn biến của cuộc di cư, việc tìm hiểu chính sách của chính quyền Mỹ-Diệm đối với giáo dân là điều cần thiết để hiểu thêm về lịch sử miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này.
1. Âm mưu của Ngô Đình Diệm trong việc kích động giáo dân Công giáo di cư
Thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève (21-7-1954). Thế nhưng, thực dân Pháp vẫn chưa nuốt trôi cái nhục bại trận. Sau hiệp định Genève Pháp không còn gì để ở lại miền Bắc Việt Nam, tại miền Nam mặc dù độc lập, nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay quân đội Pháp, các sĩ quan người Việt thân Tây, các sĩ quan cũ của đội quân thuộc địa. Pháp cấu kết với đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Genève hòng chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, một tiền đồn chống cộng lý tưởng của chúng ở Đông Nam Á. Từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 7 năm 1955 là thời kỳ chuyển quân tập kết của hai bên tham chiến theo quy định của Hiệp định Genève về Việt Nam. Trong thời gian 300 ngày sau ngày hiệp định bắt đầu, cuối thời hạn mở này, hơn 810.000 người dân đã tận dụng cơ hội di cừ từ Bắc vào Nam. J.Compain thống sứ Bắc Việt do Cao ủy Pháp tại Đông Dương đắc cử đã tuyên bố “quân Pháp khi rút lui, sẽ làm cho Hà Nội hoàn toàn trống vắng vì chính việc di tản đi một triệu người. Tướng Cônhi đã kí những sự vụ lệnh, truyền cho tất cả công chức người Việt phải rời Hà Nội đi vào Sài Gòn”.
Tải về tại đây
- Vấn đề nước Bà Lỵ trong lịch sử Đông Nam Bộ
- Văn Thánh Miếu từ Trấn Biên đến Biên Hòa
- Tam đạo: Tân Châu – Hùng Ngự - Chiến Sai, quá trình dịch chuyển đồn thủ từ Doanh Châu lên Tân Châu...
- Hình ảnh cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc “trong lòng” người dân Nam Bộ
- Không gian biển đảo Việt Nam đầu thế kỷ XIX - qua nhật ký hải hành của một người Việt và một người...
- Thị độc học sĩ Phan Trung và phong trào Tị Địa của sĩ phu Nam Kỳ
- HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NƯỚC MẮM Ở PHÚ QUỐC THỜI THUỘC PHÁP
- ĐÌNH LÀNG Ở TÂY NINH
- BUÔN LÀNG, LUẬT TỤC VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG CỦA CÁC TỘC NGƯỜI TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
- NHỮNG BIỂU TƯỢNG TRONG KIẾN TRÚC CHÙA, MIẾU CỦA ĐẠO TỨ ÂN HIẾU NGHĨA Ở HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG