Lịch sử Việt Nam

Cống phẩm Tây Sơn Vương

  • Nguyễn Văn Giác
  • 02/02/2023

           Thông qua các cống phẩm mà Nguyễn Nhạc liên tiếp sáu lần tiến dâng cho các tướng lĩnh và triều đình Lê - Trịnh, nội lực và thanh thế Tây Sơn rõ ràng đã từng bước chuyển biến vượt lên: nếu như bốn lần đầu thể hiện một Tây Sơn lúng túng và cầu cạnh, hai lần sau đã bộc lộ cả một khí chất Tây Sơn ưu trội và tập thành. Một thời đoạn ngắn ngủi nhưng đặc biệt trong sách thuật ngoại giao Tây Sơn.

           Quốc sử triều Hậu Lê đã hé mở một vài mảnh tư liệu mới lạ, mà từ đó giới nghiên cứu Sử học có những góc nhìn đa chiều hơn về một mảng lịch sử trung đại Việt Nam

           Trước khi xưng ngôi vị hoàng đế vào năm Mậu Tuất/1778 tại đô thành Hoàng Đế, Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc từng quy phục triều đình Lê - Trịnh, dẫu cho ông được mệnh danh là “vua Trời” (Thiên vương) trước tướng sĩ dưới quyền nơi bản phủ Qui Nhơn.

           Từ năm 1774, triều đình Lê - Trịnh cử Thống tướng Hoàng Ngũ Phúc đem đại binh tiến chiếm Phú Xuân, đe dọa sự nghiệp chính trị vừa mới được hưng khởi của họ Nguyễn Tây Sơn đang nhắm đến đích quét sạch toàn bộ hệ thống chính quyền chúa Nguyễn xứ Nam Hà (Đàng Trong). Trước tình thế phải đối đầu trên cả hai chiến tuyến, nhất là khi Trịnh quân đại thắng tại trận Cẩm Sa và tràn qua đất Quảng Nam, Nguyễn Nhạc lựa chọn sách lược cầu hòa mặt Bắc, chấp nhận thân phận phiên thần đối với thiên tử và quốc chúa Đông Kinh. Có tới cả thảy sáu lần, diễn ra trong các năm 1775, 1776 và 1777, lễ vật cầu phong được Tây Sơn vương sai người mang đến đại bản doanh tướng Trịnh tiến dâng. 

 

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Văn Giác


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24401187