Các bộ sử Việt Nam

ĐẠI NAM THỰC LỤC - TẬP 2

  • NGÔ HỮU TẠO - NGUYỄN MẠNH DUÂN - PHẠM HUY GIU - NGUYỄN DANH CHIÊN - NGUYỄN THẾ ĐẠT - TRƯƠNG VĂN CHINH - ĐỖ MỘNG KHƯƠNG - ĐÀO DUY ANH
  • 04/09/2023

ĐẠI NAM THỰC LỤC

Tập hai

Tự Đức năm thứ 14 [1861] tháng 5, ngày 25, nhà vua dụ rằng : “Nay cứ bọn Tổng tài Quốc sử quán là Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Lễ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần, sung Kinh diên giảng quan, kiêm lĩnh Quốc tử giám sự vụ, kiêm quản Hộ bộ ấn triện, Phan Thanh Giản, Phó tổng tài là Hình bộ thượng thư sung Kinh diên nhật giảng quan, chuyên quản Khâm thiên giám sự vụ, Trương Quốc Dụng, Toản tu là Lễ bộ Hữu tham tri, kiêm quản Hàn lâm viện ấn triện, Phạm Hữu Nghi và Hồng lô Tự khanh Lê Lượng Bạt, tâu nói đã soạn xong sách Thánh tổ Nhân hoàng đế thực lục chính biên, xin đem khắc in, xem tờ tâu Trẫm rất yên lòng. Nước có chính sử, ghi chép công tốt, để lại lâu dài. Bởi thế, các sách Thuật Hán((1) Thuật Hán : chỉ những sách Sử ký, Hán thư, Đông quán Hán kỷ, thuật lịch sử đời Hán.1), Tôn Nghiêu((2) Tôn Nghiêu : Tôn Nghiêu tập của Trần Quán đời Tống.2), Thánh chính((3) Thánh chính : sách chép về chính trị của thánh triều. Chu Tất Đại đời Tống được sai biên soạn về quan chế do “Th`ánh chính” đã định.3), Nhật lịch((4) Nhật lịch : nhật ký của sử quan.4) là để làm điển chương lớn của một đời. Nhà nước ta, thần truyền thánh nối, hơn 200 năm, cũng như Thương Chu gây dựng, nguồn gốc dài lâu.

Thế tổ Cao hoàng đế ta, mặc áo nhung y, dẹp yên cả nước, tạo nên thái bình, quy mô dựng nghiệp lưu truyền là để giúp người sau, đều chính đáng mà không thiếu sót.

Hoàng tổ ta là Thánh tổ Nhân hoàng đế, lấy tư chất bậc thượng thánh, giữ vận nước được hanh thông, thông minh duệ trí, rực rỡ hành vi, gốc ở công cách trí thành chính((5) Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm5), suy làm việc bày sắp bổ thêm, tuỳ thời mà dựng đặt, đều có thứ tự nhất định. Lớn thì các việc Giao Miếu, Triều đình, gần thì các việc cung cấm con cháu. Đặt ra bộ, viện, tự, các ; chia ra tỉnh, phủ, huyện, châu. Lễ nhạc rỡ ràng, phẩm thức đầy đủ. Lại làm quan châm((1) Quan châm : lời răn bảo các quan.1)để răn bảo người chức vị ; nén kẻ quyền hãnh((2) Quyền hãnh : người quyền thế, gần gũi với vua2), để trong sạch chốn quan trường. Định mưu chước lớn để bày phương pháp làm quan ; ban điều dạy bảo, để chính phong tục dân chúng. Cấm tuyệt dị đoan để tôn sùng đạo chính ; ban cấp sách vở để gia ơn sĩ lâm. Đặt khoa thi lấy học trò mà nhân tài nổi dậy ; cày ruộng tịch khuyên nghề ruộng mà dân được đủ no. Phàm khi hai kỳ có loạn thì sai tướng ra quân, đánh dẹp nơi nào, võ công hoàn hảo. Trừ hết giặc Xiêm thì biên cương yên ổn ; đặt ra Trấn Tây thì bản đồ rộng thêm. Công đức thánh thần, sáng soi trời đất. Giáo hoá lâu ngày, thịnh trị đủ phước. Để trên noi theo mưu mô rực rỡ của Thế tổ Cao hoàng đế ta, để làm rạng thêm ơn trạch để lại cho cháu chắt của liệt thánh hoàng đế. Thực đường hoàng thay ! Trong khoảng 21 năm, dựng công vòi vọi, lòng thành kính cung. Thực là những chuyện vẻ vang của một thời không thể viết sao cho hết được. Từ năm Minh Mệnh thứ 2 [1821],...

 

Xem trọn bộ tại đây

NGÔ HỮU TẠO - NGUYỄN MẠNH DUÂN - PHẠM HUY GIU - NGUYỄN DANH CHIÊN - NGUYỄN THẾ ĐẠT - TRƯƠNG VĂN CHINH - ĐỖ MỘNG KHƯƠNG - ĐÀO DUY ANH


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24402674