Kết Quả Tìm Kiếm

Cầu an trong Phật giáo ở Nam Bộ

Trong cuộc xuôi về mảnh đất phương Nam, hoàn cảnh xã hội khá phức tạp, dân cư thưa thớt phải quy tụ nhau lại để khai hoang lập ấp, sản xuất sinh sống và chống trả với thiên tai, thú dữ và ngoại xâm. Sinh mạng con người bị nhiều mối đe dọa, họ phó thác cho trời, Phật phù hộ và việc thờ trời, cúng Phật là việc không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân lúc ấy.


Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ

Vào những năm đầu thế kỷ XX, Phật giáo bị phân hóa, tăng đoàn rời rạc và nhận thấy thực dân Pháp không từ bỏ âm mưu thôn tính đất nước ta, đồng thời có những chính sách thù địch đối với Phật giáo làm cho chùa chiền, tăng đoàn không sao phát triển, công kích lẫn nhau, chúng trấn áp, khủng bố và thẳng tay tiêu diệt người dân yêu nước, trong đó có cộng đồng Phật giáo. Trước tình hình đó, chư sơn thiền đức đứng ra khởi xướng kêu gọi tất cả tăng chúng nên hòa hợp để cùng nhau xây dựng ngôi nhà Phật pháp


Chiến thắng Tua Hai – “Phát pháo lệnh” phong trào đồng khởi ở Tây Ninh và Miền Đông Nam Bộ

Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ, là vùng đất có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi miền biên viễn. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Bộ, quân và dân Tây Ninh phối hợp với lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ tổ chức trận tập kích quân sự có quy mô lớn nhất tại chiến trường Nam Bộ kể từ sau ngày ký Hiệp định Genève (21/7/1954) vào căn cứ Tua Hai của quân đội Sài Gòn vào lúc 0 giờ 30 phút, ngày 26/1/1960. Chiến thắng Tua Hai đã làm rung chuyển cả bộ máy kìm kẹp của đối phương, trở thành “phát pháo lệnh” mở đầu cho phong trào Đồng khởi ở tỉnh Tây Ninh nói riêng và miền Đông Nam Bộ nói chung


Tìm hiểu quan hệ giữa tư tưởng của các tôn giáo nội sinh và tính cách người Việt vùng Tây Nam Bộ

Hiện tại đã có những nghiên cứu lý giải hay nhận định rất sâu sắc về tính cách người Việt vùng Tây Nam Bộ (TNB): Tính trọng nghĩa, trọng tình, bao dung, hiếu hòa,... Theo các nhà nghiên cứu, hệ tính cách này chủ yếu được hình thành trên nền tảng điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội ở vùng TNB. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tâm lý học tôn giáo, quá trình hình thành và điều chỉnh tâm lý, tính cách con người ở một vùng đất nào đó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tôn giáo (và niềm tin vào tư tưởng đạo đức hay tín ngưỡng) mà họ sùng tín. Từ đó, tư tưởng tôn giáo góp phần giáo dục tính cách, quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân và cộng đồng, tạo thành nền tảng đạo đức xã hội bền vững.


Vấn đề nước Bà Lỵ trong lịch sử Đông Nam Bộ

Nước Bà Lỵ hay Bà Lợi (Chữ Hán viết 婆利 âm phổ thông đọc Poli) là một tiểu quốc cổ, trước là thuộc quốc của Phù Nam, sau là chư hầu của Chân Lạp. Tên nước Bà Lỵ được sách vở Trung Quốc nhắc đến nhiều lần với những đoạn ghi chép được truyền nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử. Các ghi chép đó cho thấy tiểu quốc Bà Lợi có đặc điểm văn hóa khác với văn hóa Phù Nam và Chân lạp nhưng lại khá tương đồng với văn hóa các tộc người bản địa ở Đông Nam Bộ xưa. Nước Bà Lỵ ở đâu, có phải là một tiểu quốc cổ xưa ở vùng Đông Nam Bộ không, vấn đề này cần được nghiên cứu thấu đáo. Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng tiểu quốc Bà Lỵ đó chính là nước Bà Rịa ở Đông Nam Bộ cổ xưa. Xác tín này dựa trên một ý kiến của Trịnh Hoài Đức, tác giả bộ Gia Định thành thông chí.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24441139