Kết Quả Tìm Kiếm

Hình ảnh cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc “trong lòng” người dân Nam Bộ

Đến đầu thế kỷ XX, tỉnh Thủ Dầu Một kinh tế-xã hội có nhiều bước phát triển nhiều công trình, đường sá, nhà của được xây dựng và lỵ Phú Cường trở thành một trung tâm thương mại lớn của tỉnh. Người dân ở khắp nơi đến làm ăn sinh sống và tổ chức nhiều hoạt động yêu nước của tầng lớp trí thức, thợ thủ công, nông dân, tiểu thương… như phong trào “ Thiên địa hội”, của Nguyễn An Ninh… đem lại những luồng sinh khí mới trong cuộc đấu tranh yêu nước ở Thủ Dầu Một. Chùa Hội Khánh, vốn là ngôi chùa cổ của tỉnh Thủ Dầu Một, là trung tâm giảng dạy giáo lý, cũng như điều hành Phật sự trong toàn tỉnh, nơi cư trú của nhiều phật tử. Tại đây năm 1923, Hòa thượng Từ Văn cùng với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Cụ Tú Cúc Phan Đình Viện thành lập Hội Danh dự yêu nước.


Văn hoá đánh bắt thuỷ sản Nam Bộ

Nam Bộ là vùng đất phía Nam của đất nước, có ưu thế về sông nước với hệ thống sông ngòi và kinh rạch có độ bao phủ rất lớn, nhất là khu vực châu thổ sông Cửu Long với hai con sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa. Một nền văn hóa sông nước đa dạng đã tác động rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong khu vực. Với nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú, người Việt Nam Bộ đã biết dựa vào sông nước để phục vụ cho cuộc sống của mình. Họ đã sáng tạo ra một “nền văn hóa đánh bắt” với nhiều kiểu ghe xuồng, ngư cụ, tích lũy những tri thức dân gian liên quan đến nghề hạ bạc. Đời sống sông nước của cư dân nơi đây cũng đã sản sinh ra các tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn học dân gian, địa danh… liên quan đến nghề đánh bắt với nhiều biểu hiện phong phú. Việc nhận diện văn hóa đánh bắt của người Việt Nam Bộ giúp vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng ngư dân nơi đây trong mối quan hệ văn hóa tộc người. Đó là sắc thái “văn minh kinh rạch” nổi bật trong bản sắc văn hóa Nam Bộ.


KIỂU NHÀ TRÊN BÈ VÀ CHỢ TRÊN SÔNG Ở NAM BỘ

Ngã ba Nhà Bè gọi là cửa Tam Giang, là nơi hội tụ của 3 dòng sông: Phước Long (Đồng Nai), Tân Bình (sông Sài Gòn) hợp lưu thành sông Phước Bình đổ ra biển Cần Giờ. Nơi đây là vùng nước mặn.


TÊN ẤP Ở NAM BỘ

Vào nửa đầu thế kỷ XX, tổ chức nông thôn ở Nam Bộ gồm thôn, xã, phường, ấp, hộ. Trong đó ấp có quy mô nhỏ hơn làng xã, gồm một nhóm gia đình sinh sống bên nhau, khai phá trên một địa bàn nhất định, tạo ra những đặc trưng văn hóa riêng biệt về kinh tế, phong tục tập quán… Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cải cách hành chính khắp miền Nam, các làng thống nhất gọi là xã và cấp dưới là ấp. Trong bài này, chúng tôi khảo sát các tên ấp hiện nay. Cách đặt tên ấp ở Nam Bộ khá đa dạng, với nhiều kiểu thức khác nhau. Đầu tiên là dựa vào đặc điểm địa hình, mà sông nước giữ vai trò chủ đạo với nhiều thủy danh: ấp Búng Lớn (xã Nhơn Hội), ấp Búng Nhỏ và ấp Búng Bình Thiên (xã Quốc Thái), ấp Búng Nhỏ (xã Khánh Bình) thuộc huyện An Phú (An Giang). Búng là “chỗ nước xoáy lớn”.


THÊM TƯ LIỆU VỀ LỊCH SỬ ĐÔNG NAM BỘ

Báo chí là một trong những nguồn tư liệu phản ánh hiện thực sinh động nhất, lan tỏa hơi thở cuộc sống một cách mạnh mẽ lẫn truyền cảm nhất. Bởi vậy, có thể tìm thấy và sàng lọc trong kho tàng báo chí cách mạng Việt Nam đương thời những sử liệu cần thiết, quý giá về những thời đoạn lịch sử cụ thể nhằm khôi phục khách quan và chân xác các biến cố đã xảy ra.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24467446