Kết Quả Tìm Kiếm

Ảnh Hưởng Của Tín Ngưỡng Biển Nam Trung Bộ Đối Với Nam Bộ

1. Đặt vấn đề Nam Bộ trong điều kiện lịch sử hình thành và phát triển, đã tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa khác nhau, trong và ngoài nước, của nhiều tộc người với một quá trình dài hơn 300 năm. Đặc biệt, văn hóa Nam Trung Bộ là dòng văn hóa chủ đạo, chi phối đến sự hình thành, phát triển của nền văn hóa Nam Bộ. Tín ngưỡng dân gian, nhất là tín ngưỡng biển có những biểu hiện cho thấy sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại giữa hai khu vực. Việc tìm ra những ảnh hưởng của những tín ngưỡng đó ở Nam Bộ rất khó khăn nhưng cần thiết để nhận diện đầy đủ bức tranh tín ngưỡng biển trong nền văn hóa biển Việt Nam. 2. Vài nét về vùng biển Nam Bộ Bờ biển Nam Bộ dài 974 km với 9 tỉnh thành giáp biển (Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Khu vực này có 3 huyện đảo: Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang) với 195 hòn đảo, diện tích 693km2, chia làm 5 cụm đảo: Côn Đảo, Hòn Khoai, Kiên Hải, Kiên Lương-Hà Tiên, Phú Quốc. Riêng tỉnh Kiên Giang có 105 đảo, trong đó có 43 đảo có người ở và 5 quần đảo, lớn nhất là quần đảo Phú Quốc với diện tích 573km2.


Đông Nam Bộ trong lịch sử Phù Nam và Chân Lạp

Bước vào thiên niên kỷ mới sau công nguyên, trong suốt 16 thế kỷ, vùng đất phía nam bán đảo Đông Dương diễn ra nhiều diễn biến lịch sử sinh động và phức tạp. Đầu tiên là sự hình thành nhà nước Phù Nam trên nền tảng văn hóa Óc Eo. Thể chế biển (Maritime polity) này đã đạt đến sự phát triển đỉnh cao từ hải thương và nông nghiệp trồng lúa. Đến thế kỷ thứ VII, Phù Nam sụp đổ, Chân Lạp thay quyền bá chủ, phát triển sinh động với đỉnh cao là nền văn minh Angkor rực rỡ. Với những thành tựu khoa học trong nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, lịch sử vùng đất Nam Bộ, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) đã được làm sáng tỏ nhất định. Nhưng lịch sử vùng Đông Nam Bộ vẫn còn nhiều vấn đề học thuật liên quan chưa có câu trả lời thích đáng. Đông Nam Bộ có vị trí ra sao trong toàn bộ thể chế nhà nước Phù Nam, Chân Lạp là điều cần xem xét khi tìm hiểu về xã hội Đông Nam Bộ thời kỳ này


Cầu an trong Phật giáo ở Nam Bộ

Trong cuộc xuôi về mảnh đất phương Nam, hoàn cảnh xã hội khá phức tạp, dân cư thưa thớt phải quy tụ nhau lại để khai hoang lập ấp, sản xuất sinh sống và chống trả với thiên tai, thú dữ và ngoại xâm. Sinh mạng con người bị nhiều mối đe dọa, họ phó thác cho trời, Phật phù hộ và việc thờ trời, cúng Phật là việc không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân lúc ấy.


Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ

Vào những năm đầu thế kỷ XX, Phật giáo bị phân hóa, tăng đoàn rời rạc và nhận thấy thực dân Pháp không từ bỏ âm mưu thôn tính đất nước ta, đồng thời có những chính sách thù địch đối với Phật giáo làm cho chùa chiền, tăng đoàn không sao phát triển, công kích lẫn nhau, chúng trấn áp, khủng bố và thẳng tay tiêu diệt người dân yêu nước, trong đó có cộng đồng Phật giáo. Trước tình hình đó, chư sơn thiền đức đứng ra khởi xướng kêu gọi tất cả tăng chúng nên hòa hợp để cùng nhau xây dựng ngôi nhà Phật pháp


Chiến thắng Tua Hai – “Phát pháo lệnh” phong trào đồng khởi ở Tây Ninh và Miền Đông Nam Bộ

Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ, là vùng đất có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi miền biên viễn. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Nam Bộ, quân và dân Tây Ninh phối hợp với lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ tổ chức trận tập kích quân sự có quy mô lớn nhất tại chiến trường Nam Bộ kể từ sau ngày ký Hiệp định Genève (21/7/1954) vào căn cứ Tua Hai của quân đội Sài Gòn vào lúc 0 giờ 30 phút, ngày 26/1/1960. Chiến thắng Tua Hai đã làm rung chuyển cả bộ máy kìm kẹp của đối phương, trở thành “phát pháo lệnh” mở đầu cho phong trào Đồng khởi ở tỉnh Tây Ninh nói riêng và miền Đông Nam Bộ nói chung


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24401305