Văn hoá đánh bắt thuỷ sản Nam Bộ
- 11/02/2021
Nam Bộ là vùng đất phía Nam của đất nước, có ưu thế về sông nước với hệ thống sông ngòi và kinh rạch có độ bao phủ rất lớn, nhất là khu vực châu thổ sông Cửu Long với hai con sông Tiền và sông Hậu, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa. Một nền văn hóa sông nước đa dạng đã tác động rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong khu vực. Với nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú, người Việt Nam Bộ đã biết dựa vào sông nước để phục vụ cho cuộc sống của mình. Họ đã sáng tạo ra một “nền văn hóa đánh bắt” với nhiều kiểu ghe xuồng, ngư cụ, tích lũy những tri thức dân gian liên quan đến nghề hạ bạc. Đời sống sông nước của cư dân nơi đây cũng đã sản sinh ra các tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn học dân gian, địa danh… liên quan đến nghề đánh bắt với nhiều biểu hiện phong phú.
Việc nhận diện văn hóa đánh bắt của người Việt Nam Bộ giúp vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng ngư dân nơi đây trong mối quan hệ văn hóa tộc người. Đó là sắc thái “văn minh kinh rạch” nổi bật trong bản sắc văn hóa Nam Bộ.
Xem thêm tại đây
- Đọc sách NAM KỲ QUAN CHẾ KHẢO LƯỢC (1802-1945)
- Căn cứ địa Đồng Tháp Mười (1946-1949)
- Các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ thế kỷ X-XIX
- Cuốn sách về xứ biển Bình Thuận
- Chiến thắng Phước Thành 60 năm nhìn lại
- Ký ức lúa mùa (Lúa nổi)
- Tìm hiểu quan hệ giữa tư tưởng của các tôn giáo nội sinh và tính cách người Việt vùng Tây Nam Bộ
- Nguyễn Văn Thới và tác phẩm Kim cổ kỳ quan
- Miền tháp cổ
- Dăm cách bắt cá miền Tây