Không gian biển đảo Việt Nam đầu thế kỷ XIX - qua nhật ký hải hành của một người Việt và một người Mỹ
- 11/02/2021
Hải trình chí lược của sứ thần Phan Huy Chú bao gồm một tập hợp những trang ghi chép trên quãng hành trình nối dài từ hải cảng Tourane trên bờ biển Trung Kỳ Việt Nam đến thủ phủ Giang Lưu Ba/Batavia thuộc quần đảo Nam Dương/Java (thuộc Indonesia ngày nay). Nhật trình viễn thám này đã trở thành một hiện thực sống động về nhãn quan văn hóa sông nước Đông Nam Á kết nối giữa lục địa với hải khơi.
Trong khi đó, hệ tư duy hướng biển Tây phương không ngừng khuôn đúc và gọt giũa đã tạo tác phong nhiêu vô số chuyến hải hành đường dài cực kỳ ấn tượng. A voyage to Cochinchina (Chuyến đi đến Nam Hà) của một công dân Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ - Trung úy John White - là con đẻ tinh thần của hệ thức khai mở như vậy. Lộ trình từ hải cảng Salem thuộc bờ Tây Đại Tây Dương đến vương quốc Việt Nam bên bờ Tây Thái Bình Dương đã phóng chiếu chói chang không gian biển đảo bao la cùng những vùng duyên hải đậm nét đặc thù. Cuộc giao lưu văn hóa đầu tiên Mỹ - Việt cũng đã được khởi đầu từ đây giữa hai dân tộc cách xa nhau tới nửa vòng trái đất.
Điều đặc biệt thú vị là hành trình của hai chuyến đi dù khác biệt mục đích và sai lệch thời gian song gần như trùng lắp lên nhau về một chặng lộ trình trên vùng biển Đông Nam Á giữa hai điểm mút Tourane và Batavia hay ngược lại, hoặc cụ thể trong một phạm vi hẹp hơn là giữa Tourane với Poulo Condor trên vùng lãnh hải Trung - Nam Kỳ thuộc vương quốc Việt Nam. Liệu rằng những trải nghiệm sông nước trên cùng một tuyến hải hành của hai con người khác biệt nhau về nền tảng văn hóa đó có sự giao thoa và đồng điệu nào chăng?
Xem thêm tại đây
- Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh soi sáng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
- Tiến sĩ Tạ Tương, một trí thức xứ Quảng
- Triều đình và chính sự Chân Lạp, thế kỷ XVII -XVIII
- Thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt ở Tây Ninh
- Nhà Bè đi lên đô thị từ di sản truyền thống
- Miếu công thần thời Nguyễn
- Đông Nam Bộ trong lịch sử Phù Nam và Chân Lạp
- "Đặc nhượng công sản” ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp
- Bảo tồn cồng chiêng trong cộng đồng người Mạ
- Tục thờ cọp ở Huế