Kết Quả Tìm Kiếm

Ứng dụng Khoa Học Công Nghệ Cao trong phát triển nông nghiệp đô thị thông minh tại tỉnh Bình Dương

Nông nghiệp đô thị thông minh là một định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp thông minh nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cao trong trồng trọt và chăn nuôi đã trở thành xu hướng phát triển. Tỉnh Bình Dương trong quá trình đô thị hoá đã mở rộng các trang trại kỹ thuật khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực đủ kiến thức, kỹ năng áp dụng công nghệ, thu hút các nhà đầu tư vào các dự án nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao. Với việc thực hiện các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp ở Bình Dương đã phát triển nông nghiệp đô thị thông minh. Trong tiến trình đó việc đưa ra các chiến lược, hệ thống giải pháp, hoàn thiện khung pháp lý sẽ thúc đẩy mô hình nông nghiệp tiên tiến, điều đó càng cấp thiết hơn trong công cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.


Di sản văn hóa Hán Nôm trong những ngôi mộ tháp tại chùa Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chùa Hội Khánh là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng sớm nhất, có bề dày lịch sử nhất và là một trong những danh tự bậc nhất ở tỉnh Bình Dương. Được xây dựng từ năm 1741 do thiền sư Đại Ngạn đặt đá khai sơn, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, qua khói lửa chiến tranh, qua nhiều đợt trùng tu sửa chữa, năm tháng dường như ngày càng lắng đọng trên mái chùa cổ. Đã có nhiều công trình, bài viết đề cập đến lịch sử, đến nghệ thuật kiến trúc, đến hệ thống tượng thờ, đến truyền thống yêu nước của các nhà sư trong chùa Hội Khánh. Bài viết này xin đề cập đến một giá trị khác của chùa mà không ngôi chùa nào trong tỉnh Bình Dương có được. Đó là văn hóa Hán Nôm trong các ngôi mộ tháp – nơi thờ tự các vị thiền sư sau khi viên tịch với nhiều thể loại, từ các hoành phi, câu đối cho đến các bài kệ, bài ký, hình thành nên một mảng văn học Hán Nôm Phật giáo độc đáo, riêng có tại ngôi danh lam cổ tự này.


NHÂN VẬT LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)

Trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước (1954-1975), Đảng bộ, quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân, giành được những thắng lợi to lớn, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là sự phản ánh những đóng góp lớn lao về của cải vật chất, công sức, trí tuệ và cả máu xương của các tầng lớp nhân dân Thủ Dầu Một - Bình Dương và biết bao cán bộ, chiến sĩ từ mọi miền đất nước đã từng công tác, chiến đấu trong cuộc kháng chiến đầy gian lao mà anh dũng trên vùng đất Bình Dương. Trong hai cuộc kháng chiến Bình Dương có 42 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 60.000 người có công, 2.083 Mẹ Việt Nam anh hùng, 16.309 liệt sĩ, 5.847 thương binh và 833 cán bộ kháng chiến bị địch bắt tù đày.


CÁC DI SẢN LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG.

Tỉnh Bình Dương có điều kiện tự nhiên khá đa dạng: rừng cây, núi đá, sông suối, hồ nước và các vùng trũng của ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, Sông Bé tạo nên các cảnh quan đẹp với những vườn cây trái nổi tiếng như: Sầu riêng, măng cụt, bưởi... thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch. Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm, đã tạo nên các di sản văn hóa phong phú như: Các di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử…Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, chùa, miếu, nhà thờ và đặc biệt là các công trình kiến trúc nhà cổ bằng gỗ lâu đời…Có các làng nghề truyền thống như: Sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ,...đã tạo nên các sản phẩm có giá trị nghệ thuật, văn hóa độc đáo hấp dẫn trong và ngoài nước, là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển ngành du lịch địa phương.


GÓP PHẦN TÌM HIỂU LỊCH SỬ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Cộng đồng người Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương là cộng đồng dân tộc ít người sống tập trung lớn thứ hai trong tỉnh (sau người Hoa). Những vấn đề về lịch sử hình thành, đời sống kinh tế - văn hoá – xã hội của cộng đồng người Khmer hiện nay chưa được đầu tư tìm hiểu đầy đủ. Bài viết xin được đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu toàn diện bức tranh lịch sử - kinh tế - văn hoá – xã hội của cộng đồng người Khmer nơi đây.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24390831