Kết Quả Tìm Kiếm

VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN TRONG ĐỐI SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN VỚI XIÊM VÀ CHÂN LẠP Ở THẾ KỶ XVII-XVIII

Quốc sử quán nhà Nguyễn chép về Hà Tiên như sau: “Đông tây cách nhau 27 dặm, nam bắc cách nhau 25 dặm. Phía Đông địa giới đến huyện Hà Dương, An Giang 35 dặm, phía Tây đến biển 2 dặm, phía Nam vượt qua núi Tô Châu đến biển 5 dặm, phía Bắc đến địa giới Cao Miên 25 dặm, phía Bắc vượt qua núi Bạch Ô đến biển 20 dặm. Từ Tỉnh lỵ đi về phía Đông tới kinh 1325 dặm” . Qua đoạn miêu tả trên có thể thấy vị trí quan trọng của Hà Tiên đối với các vương quốc ở khu vực Đông Nam Á thế kỷ XVII-XVIII. Chân Lạp bị suy yếu không thể quản lí; Đàng Trong đang đẩy mạnh công cuộc mở đất về phương Nam; Ayuthaya (từ 1767 là Xiêm) sau thời gian phục hưng trở lại đang đẩy mạnh đông tiến. Hà Tiên trở thành giao điểm tương tác quyền lực của tam giác: Đàng Trong - Chân Lạp -Xiêm.


CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN XÁC LẬP VÀ THỰC THI CHỦ QUYỀN Ở VÙNG BIỂN NAM BỘ THẾ KỶ XVII-XVIII

1. Khái lược về vùng biển Nam Bộ trong lịch sử Bờ biển phía Nam dài 974km với 9 tỉnh thành giáp biển (Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Khu vực này có 3 huyện đảo: Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang) với 195 hòn đảo, diện tích 693km2, chia làm 5 cụm đảo: Côn Đảo, Hòn Khoai, Kiên Hải, Kiên Lương - Hà Tiên, Phú Quốc. Riêng tỉnh Kiên Giang có 105 đảo, trong đó có 43 đảo có người ở và 5 quần đảo, lớn nhất là quần đảo Phú Quốc với diện tích 573km


HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN BIỂN ĐÔNG VỚI SỰ ĐỊNH HÌNH TÍNH MỞ CỦA VĂN HÓA - XÃ HỘI ĐÀNG TRONG Ở THẾ KỶ XVII-XVIII

1. Đặt vấn đề Do điều kiện lãnh thổ chạy dài dọc theo biển Đông, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Việt Nam đã hình thành nên một truyền thống hướng biển mạnh m


BÀN VỀ CỬA BIỂN KẺ THỪ TRONG SÁCH “PHỐ CẢNG VÙNG THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVII-XVIII”

Trong tác phẩm “Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII” của tác giả Đỗ Bang, do Nhà xuất bản Thuận Hóa in năm 1996, có đề cập đến sự hình thành và suy vong của các thương cảng của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là một cuốn sách lịch sử, khảo cứu về các phố cảng khu vực Đàng Trong (Cochinchine) gồm Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam) và Nước Mặn (Bình Định).


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở NAM BỘ TRONG CÁC THẾ KỶ XVII-XVIII

Thế kỷ XVI-XVIII, trái ngược với sự bất ổn về chính trị, kinh tế Đàng Trong phát triển khởi sắc, đặc biệt là ngoại thương. Đây là lần đầu tiên, một vùng lãnh thổ của Đại Việt có mối quan hệ kinh tế rộng mở với bên ngoài, thuyền buôn của nhiều nước (cả phương Đông và Phương Tây) đã cập bến các hải cảng Đàng Trong trao đổi hàng hóa. Nhờ những chính sách tiến bộ của chính quyền chúa Nguyễn,...


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24420271