Kiến thức lịch sử chung

PHƯỚC LƯU CỔ TỰ

Trong quá trình khai phá vùng đất Tây Ninh đến giữa thế kỷ XIX, đã có nhiều lưu dân đến định cư. Trong đó, Trảng Bàng là vùng đất được khai phá sớm nhất trong tỉnh. Là một vùng đất đa văn hóa, nơi hội tụ của nhiều tộc người, Trảng Bàng đã mang trong mình những nét tập tục đa dạng và phong phú về đời sống, sinh hoạt của các tộc người.

Xem chi tiết


SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO THIÊN CHÚA Ở CÙ LAO TÂY

Cù Lao Tây (Tê châu) nằm giữa sông Tiền, một nhánh của sông Cửu Long (Bảo Giang) cách Cù lao Giêng (Dinh Châu) khoảng 10 km về phía thượng nguồn. Khi xưa, lưu dân miền ngoài vào đây khai phá thành lập thôn Tân Hưng. Di tích bảo lưu là ngôi đình của thôn (Nay thuộc xã Tân Long-Thanh Bình-Đồng Tháp).


SAINT PAUL THÀNH CHARTRES – DÒNG NGOẠI QUỐC ĐẦU TIÊN Ở SÀI GÒN

Cuối năm 1859, Đức cha Dominique Lefèbvre, vị Giám mục tiên khởi của Sài Gòn gửi thư cho Mẹ Révérend Benjamin, bề trên dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Paul thành Chartres) tại Hồng Kông, xin gửi 6 nữ tu đến Sài Gòn giúp các giáo sĩ trong việc mục vụ truyền giáo tại lục tỉnh Nam kỳ. Ngày 7/05/1860, Mẹ Benjamin gửi hai chị Marie de la Nativité và Saint Lizier đến Sài Gòn trên một con tàu buôn. Con tàu cập bến Sài Gòn vào ngày 29/5/1860. Đây chính là những nữ tu ngoại quốc đầu tiên có mặt ở Sài Gòn.


Ý NGHĨA TÂM LINH CỦA HỌA TIẾT MỸ THUẬT CỔ TRONG MỘT SỐ ĐÌNH THẦN Ở BÌNH DƯƠNG

“Đình” vốn là một nhà công cộng để nghỉ chân (Đình trạm). Đến đầu triều Trần, một số nhà nghỉ chân ấy còn được dùng làm nơi thờ phật, đồng thời vẫn giữ chức năng cũ. “Dưới thời Trần đạo phật còn đóng vai trò như một quốc giáo, đến thời Lê Trung Hưng, thì sự có mặt của nhân vật gọi là “thành hoàng” trong một số đình làng là điều chắc chắc (nội dung văn bia đình An Khê ở Bắc Giang)” [4, tr.6]. Và theo các nhà nghiên cứu, GS. TS. Trần Lâm Biên, GS. TS. Nguyễn Chí Bền, TS Lê Văn Sửu, Huỳnh Ngọc Trảng... đã nhận định rằng: Đình là sản phẩm của thời kỳ lịch sử, là con đẻ của một thời kỳ “thai nghén” mang tính chất chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên chế Phật giáo sang chế độ quân chủ chuyên chế Nho giáo. Đình tham gia vào nhịp thở tư tưởng của “thời kỳ quá độ”, giai đoạn sang trang của nghệ thuật tạo hình dân tộc.


VÙNG ĐẤT “TRÊN CƠM DƯỚI CÁ”

Xưa kia miền Tây Nam bộ được mệnh danh là vùng “trên cơm dưới cá” nhờ hệ thống sông Tiền và sông Hậu đấu nối với “vựa cá Biển Hồ” cùng với hệ thống kinh, mương, rạch, ngòi,….chằng chịch nên nguồn lợi thủy sản nhiều vô số kể! Nên có câu ca dao: “Ba phen quạ nói với diều Cù lao Ông Chưởng còn nhiều cá tôm” Hoặc: “Gió đưa, gió đẩy về rẩy ăn còng Về sông ăn cá, về đồng ăn cua” Do vậy nguồn lợi thủy sản (Xưa kia gọi là “thủy lợi”) là rất quan trọng không kém gì việc sản xuất nông nghiệp. Dân gian gọi nghề đánh bắt thủy sản là nghề “hạ bạc” (Tức nghề sống dưới nước).


NƯỚC MẮM VIỆT QUA CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVII – XVIII

Trong ẩm thực truyền thống của người Việt, nếu như lúa gạo thể hiện rõ nét nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, thì cá, thịt phản ánh loại kinh kinh tế nông nghiệp chăn nuôi hoặc ngư nghiệp đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, và canh rau phản ánh phần nào kinh tế nông nghiệp trồng trọt. Nước mắm, lại là một sản phẩm phát sinh của ngư nghiệp. Nước mắm hiện diện như một thứ gia vị độc đáo, mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt.


NGHỀ BUÔN NƯỚC MẮM BẰNG ĐƯỜNG THỦY

Nước mắm là món “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, làm nên bản sắc của ẩm thực Việt. Nó vừa là “món ăn”, vừa là gia vị không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của kẻ sang hay người nghèo. Ít nhất từ năm 997, nước mắm đã được ghi danh trong Đại Việt sử ký toàn thư qua việc đi triều cống cho nhà Tống ở Trung Quốc. Chuyện đi buôn nước mắm thôi cũng đã có một “lịch sử” hết sức phong phú, nó phản ánh một phương thức phân phối sản phẩm một cách hết sức linh hoạt, về việc tiêu dùng một loại gia vị đặc biệt và xung quanh đó là biết bao câu chuyện về cuộc đời của dân buôn bằng đường thủy.


GIÁO DỤC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975 CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Đại thắng mùa Xuân 1975 là một sự kiện trọng đại và mang nhiều giá trị lịch sử to lớn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tầm vóc thời đại vượt không gian và thời gian của chiến thắng 1975 rất cần được giáo dục rộng rãi cho các thế hệ trẻ. Hoạt động giáo dục đó được tiến hành trên cơ sở của những hiểu biết khoa học về lịch sử theo chu trình “biết – hiểu – vận dụng” những bài học kinh nghiệm từ quá khứ vào thực tiễn. Trong bài viết này, chúng tôi đặt trọng tâm vào việc nêu lên các giá trị lịch sử cơ bản và quan trọng mà thế hệ trẻ cần nắm vững.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24466822