Đất, Người Bình Dương

PHAN THANH GIẢN (Vị thần Thành hoàng đình Tương Bình Hiệp – Bình Dương)

Có lẽ không có nhân vật lịch sử nào của nước ta trong thời kì bị thực dân Pháp xâm lấn và đô hộ (1858-1945) được đem ra phê phán bình giá một cách khắt khe, dai dẳng suốt một thời gian dài hơn cả 100 năm (từ 1867 - đến nay) như Phan Thanh Giản. Đó là vị đại thần đương nhiệm chức Kinh lược sứ Nam Kỳ, người bị vua Tự Đức và triều đình Huế buộc tội chịu trách nhiệm về việc mất thành Vĩnh Long và 3 tỉnh miền Tây, tháng 6 -1867 vào tay quân Pháp.

Xem chi tiết


HOẠT ĐỘNG ĐẤU XẢO CỦA THỦ DẦU MỘT THỜI THUỘC PHÁP

“Đấu xảo” nay gọi là “Hội chợ” hay “Hội chợ triển lãm”, lúc đầu người Pháp dùng từ “concours” sau thì dùng “foire”, có khi dùng “exposition” để gọi. Nhưng có khi “foire” và “exposition” được dùng chung. Điều lưu ý, những cuộc đấu xảo có tính quốc tế thường dùng “exposition”, tính quốc gia (chỉ nội vi Việt Nam) dùng “foire”. Còn “concours” chỉ phát hiện được dùng một lần ở cuộc đấu xảo canh nông Hà Nội năm 1918.


ĐỖ THANH NHÂN - ĐÔNG SƠN- ĐẠI TƯỚNG QUÂN

Theo Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam, Đỗ Thành Nhân là một võ tướng thời các chúa Nguyễn sáng nghiệp. Cùng Võ Tánh, Châu Văn Tiếp được dân gian xưng tụng là “Gia Định tam hùng.” Ông người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên không rõ năm sinh, là một võ tướng phò Chúa Nguyễn Phúc Thuần (cha Nguyễn Phúc Ánh), từ Huế chạy vào Gia Định, khi Huế bị quân Trịnh đánh chiếm năm 1775.


DẦU CHỦNG, DẦU SỦI TRONG MEN GỐM LÁI THIÊU

Gốm Lái Thiêu là dòng gốm Nam bộ xuất hiện muộn “vào khoảng giữa thế kỷ 19” , nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người tiêu dùng cả nước nói chung và các tỉnh phía Nam nói riêng. Sản phẩm gốm Lái Thiêu đa dạng về chủng loại, kích thước, kiểu dáng, hoa văn và còn được mệnh danh là dòng gốm “thực dụng” bởi nó đáp ứng hầu hết các nhu cầu của đời sống con người. Ngoài các sản phẩm là đồ đất nung, đồ sành không tráng men bên ngoài (đồ “bỏ bạch”) như nồi, siêu,… thì hầu hết đều có tráng men như chén, dĩa, bình bông, vịm, chậu cảnh, đôn voi, tượng, lu, hũ, khạp,…


DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA KHU CĂN CỨ BÀU GỐC

Bàu Gốc là một địa danh lịch sử thuộc vùng căn cứ Chiến khu Đ, nơi gắn liền lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân miền Đông Nam bộ nói chung, xã Bình Mỹ và lực lượng Công an tỉnh Bình Dương nói riêng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


ĐÔI NÉT VỀ KHẢO CỔ HỌC BÌNH DƯƠNG

Khảo cổ học tiền – sơ sử Bình Dương với hơn bốn mươi năm nghiên cứu và hệ thống tư liệu đã cho thấy trên vùng đất này có một diễn trình phát triển gần hai ngàn năm với ít nhất bốn giai đoạn phát triển kéo dài gần như liên tục. Bên cạnh đó, Bình Dương không chỉ vừa xác lập một trong những đỉnh phát triển thời đại kim khí trên toàn vùng mà còn xác lập được một cơ cấu kinh tế - xã hội ổn định, phát triển với các nghề trồng trọt, luyện kim – đúc đồng, xe sợi – dệt vải, làm gốm và chế tác công cụ đá. Chính vì thế, đã gợi mở những nhận thức mới trong việc nghiên cứu nguồn gốc các cộng đồng cư dân cổ Bình Dương.


KHU MỘ VỢ CON NHÀ YÊU NƯỚC THỦ KHOA HUÂN VÀ CÁC HẬU DUỆ CỦA ÔNG TẠI BÌNH DƯƠNG

Hầu hết tài liệu sách báo viết về giai đoạn lịch sử nhân dân Nam Kỳ đứng lên chống quân xâm lược Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX, đều nhắc đến người anh hùng yêu nước Nguyễn Hữu Huân (1830-1875). Ông thường được gọi là Thủ Khoa Huân (TKH) vì đã từng đỗ đầu các cử nhân nho học ở khoa thi Hương của năm Nhâm Tí (1852) tại trường thi Gia Định dưới triều vua Tự Đức nhà Nguyễn.


NHẮP CHÉN TRÀ XUÂN KỂ CHUYỆN NGUYỄN AN NINH, PHAN VĂN HÙM HỌC VÕ TÂN KHÁNH – BÀ TRÀ

Từ giữa năm 1965, chúng tôi bắt đầu rời Tân Phước Khánh (lúc đó thuộc quận Châu Thành, tỉnh Bình Dương) lên Sài Gòn, đi học tiếp và sống bên cạnh cha tôi – võ sư Hồ Văn Lành – đang dạy Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà (môn võ có xuất xứ từ quê hương) cho những người ái mộ tại đất thành đô. Vừa có dòng máu truyền thống của người con xứ võ, vừa sống mỗi ngày với sinh hoạt tập luyện võ thuật, bản thân chúng tôi cũng đã mê võ lúc nào không hay.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24462594