Đất, Người Bình Dương

VỀ HAI TÊN GỌI THỦ DẦU MỘT VÀ BÌNH DƯƠNG

Ngày nay khi nói đến Bình Dương,Thủ Dầu Một ai cũng biết đó là tên của một tỉnh, tên của Thành phố thuộc tỉnh mà tên tỉnh ấy đã trở thành thương hiệu vang xa trên thương trường quốc tế. Thế nhưng cái tên tỉnh Bình Dương, tên Thành phố Thủ Dầu Một có từ bao giờ và đã trải qua các thời kỳ lịch sử như thế nào là điều mà mọi người nên tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu.

Xem chi tiết


CHÂN DUNG NHÀ CÁCH MẠNG NGUYỄN VĂN TIẾT (1909 - 1948) QUA LỜI KỂ CỦA NGƯỜI THƯ KÝ NGÔ VĂN HÒA

Hội thảo khoa học Nguyễn Văn Tiết Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (12/2019) Nhà cách mạng Nguyễn Văn Tiết sống vỏn vẹn 39 năm nhưng đã để lại một tấm gương sáng ngời về nhân cách của người “Đảng viên chân chính, lãnh đạo tài ba được nhân dân yêu mến”. Bài viết này chỉ là ghi chép lại lời kể của ông Ngô Văn Hòa (sinh năm 1924), là thư ký riêng của ông Nguyễn Văn Tiết trong hơn một năm (1946 - 1947) ở chiến khu Thuận An Hòa, qua đó phác họa lại chân dung và những đóng góp của Nguyễn Văn Tiết trong thời gian này.


GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐÌNH BÌNH DƯƠNG BIỂU HIỆN QUA TƯ LIỆU SẮC PHONG

Sắc phong (敕封) là sắc chỉ của triều đình phong kiến cấp cho một cá nhân, tổ chức, đơn vị hành chính để ban chức tước hay phong thần cho một địa phương


CHUYỆN “CỌP BẦU LÒNG, VÕ TÒNG TÂN KHÁNH”

Bầu Lòng là một làng nhỏ ở về hướng Bắc Sài Gòn lối 80 cây số, trước kia thuộc 1ỉnh Thủ Dầu Một (Bình Dương), rồi thuộc tỉnh Bình Long.(nay là tỉnh Bình Phước H.T.). Từ Sài Gòn lên Bầu Lòng phải theo Quốc lộ 13, qua Lái Thiêu, Bình Dương, Bến Cát, Lai Khê, Bến Đồng Sổ, Bầu Bàng rồi Bầu Lòng đến Chơn Thành, Hớn Quản v.v...


CUỘC TẤN CÔNG THỰC DÂN PHÁP ĐẦU NĂM 1916 CỦA NHỮNG NGƯỜI VIỆT GIỎI VÕ YÊU NƯỚC TRÊN ĐẤT THỦ DẦU MỘT – BIÊN HÒA XƯA

Làng Võ Việt Nam luôn truyền nhau về sự việc nhà cầm quyền Pháp đã ra lệnh cấm đoán việc dạy và tập Võ Việt Nam trên phạm vi toàn quốc, bao gồm cả ba miền: Tonkin (Bắc Kỳ), An Nam (Trung Kỳ) và Cochinchine (Nam Kỳ), kể từ năm 1900, sau khi người Pháp đã dập tắt hầu hết các cuộc khởi nghĩa chống Pháp xâm lược Việt Nam. Lý do của sự cấm đoán này được loan truyền chính là vì người Pháp đã nhận ra rằng hầu hết các lãnh tụ của những cuộc khởi nghĩa chống lại Pháp đều là “những người giỏi võ”. Họ đã đứng lên chống Pháp đúng với truyền thống “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” (nghĩa là: Đất nước mạnh yếu đều có phần trách nhiệm của đấng nam nhi!).


PHAN THANH GIẢN (Vị thần Thành hoàng đình Tương Bình Hiệp – Bình Dương)

Có lẽ không có nhân vật lịch sử nào của nước ta trong thời kì bị thực dân Pháp xâm lấn và đô hộ (1858-1945) được đem ra phê phán bình giá một cách khắt khe, dai dẳng suốt một thời gian dài hơn cả 100 năm (từ 1867 - đến nay) như Phan Thanh Giản. Đó là vị đại thần đương nhiệm chức Kinh lược sứ Nam Kỳ, người bị vua Tự Đức và triều đình Huế buộc tội chịu trách nhiệm về việc mất thành Vĩnh Long và 3 tỉnh miền Tây, tháng 6 -1867 vào tay quân Pháp.


HOẠT ĐỘNG ĐẤU XẢO CỦA THỦ DẦU MỘT THỜI THUỘC PHÁP

“Đấu xảo” nay gọi là “Hội chợ” hay “Hội chợ triển lãm”, lúc đầu người Pháp dùng từ “concours” sau thì dùng “foire”, có khi dùng “exposition” để gọi. Nhưng có khi “foire” và “exposition” được dùng chung. Điều lưu ý, những cuộc đấu xảo có tính quốc tế thường dùng “exposition”, tính quốc gia (chỉ nội vi Việt Nam) dùng “foire”. Còn “concours” chỉ phát hiện được dùng một lần ở cuộc đấu xảo canh nông Hà Nội năm 1918.


ĐỖ THANH NHÂN - ĐÔNG SƠN- ĐẠI TƯỚNG QUÂN

Theo Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam, Đỗ Thành Nhân là một võ tướng thời các chúa Nguyễn sáng nghiệp. Cùng Võ Tánh, Châu Văn Tiếp được dân gian xưng tụng là “Gia Định tam hùng.” Ông người huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên không rõ năm sinh, là một võ tướng phò Chúa Nguyễn Phúc Thuần (cha Nguyễn Phúc Ánh), từ Huế chạy vào Gia Định, khi Huế bị quân Trịnh đánh chiếm năm 1775.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24429153