Kiến thức lịch sử chung

NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM

  • NGUYỄN TRƯỜNG KHÁNG
  • 05/05/2024

“Tiết đông gió bấc thổi đùa Dỡ chà bắt cá vào mùa cá ra

 

Lưới bao bốn phía gần xa Em bơi xuồng hứng được loài cá bay”

 

(MD – Hứng cá chà)

Loài tôm cá nói chung, khi đi kiếm ăn thì tỏa khắp các vùng sông nước, nhưng đến lúc nghỉ ngơi thì thường chọn những nơi yên ấm như chỗ có cây cối bị lở xuống sông hay các bụi rậm mọc dưới nước như điên điển (điền thanh), bụi vừng,… để làm nơi ở tạm,vì các nơi này nước chảy yếu (do sức cản), ánh sáng và nhiệt độ cũng hạn chế, phù hợp cho các loài thủy sản tạm trú.

 

Nắm bắt được đặc điểm này của chúng, người ta tạo ra các công cụ như cái rù1, cái bò, nhét chà (nhánh) cây, đọt tre,.. ken dày vào bên trong rồi đem đặt dưới nước cho cá vào trú ngụ. Tới cử, người ta kéo bò, dở rù lên để bắt cá, tôm, cua,… nhiều nhất là vào mùa cá ra (từ tháng 10 AL cho đến cuối năm). Lúc cá lên đông ken người ta kéo, dở hai giác trong một ngày (lắm lúc kéo cả ban đêm!).

Xem trọn bộ tại đây

NGUYỄN TRƯỜNG KHÁNG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24466090