HUỲNH THIỆN NGHỆ HAY HUỲNH VĂN NGHỆ?
- 16/11/2020
Thượng tuần tháng 11.1945, đoàn cán bộ, chiến sĩ Nam Bộ có chuyến công tác đặc biệt tại Hà Nội. Nhân dịp này, Bộ Thông tin Tuyên truyền của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành tổ chức đăng đàn cho một số cán binh có thành tích kháng chiến nổi bật nhằm cổ động tinh thần hăng hái ủng hộ đồng bào miền Nam của các giai tầng thành phố.
Cuộc đăng đàn diễn ra lúc tối 19.11.1945 gồm có ba diễn giả: Trần Văn Giàu, nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ; Huỳnh Thiện Nghệ, từng là thủ lĩnh lực lượng Thanh niên Tiền phong tỉnh Biên Hòa, cùng một chiến sĩ vừa từ mặt trận trở về không được nêu tên. Phần đầu buổi diễn thuyết được báo Cứu Quốc đăng tải trên số 106, ngày 1.12.1945, nhan đề Anh Huỳnh Thiện Nghệ trong Ủy ban Kháng chiến miền Đông Nam Bộ đã nói chuyện về tình hình chung tại Nam Bộ, với hai lượt trình bày của anh chiến sĩ trẻ nọ và anh Huỳnh Thiện Nghệ, trong đó trung tâm câu chuyện hướng về người cán bộ họ Huỳnh.
Cuộc diễn thuyết cùng các diễn tiến khác của sự kiện qua báo Cứu Quốc được thuật lại như sau:
“Hà Nội 1.12 - Tối hôm 19.11, tại Nhà Hát Lớn thành phố, Tổng Hội Sinh viên Cứu Quốc đã tổ chức một cuộc nói chuyện lớn. Diễn giả là ba thanh niên Nam Bộ. Công chúng phải lấy giấy chỗ ngồi trước ở Phòng Tuyên truyền Trung ương mà cũng chật ních Nhà hát.
Tám giờ, khai mạc…
Tải về tại đây
- Quá trình hình thành văn hóa đô thị Bình Dương.
- THẦY VÕ ĐẤT TÂN KHÁNH BÀ TRÀ LỰA CHỌN HỌC TRÒ
- NHỊ VỊ ANH HÀO LÀNG VÕ TÂN KHÁNH BÀ TRÀ ĐẢ TỬ TAM HỔ Ở RỪNG CẦY BẸ
- NGHỆ NHÂN CHU THÁI THANH- NGƯỜI GÓP PHẦN THỔI HỒN VÀO NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƯƠNG.
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)
- GIAO LƯU LIÊN ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Ở BÌNH DƯƠNG
- VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI MƯỜNG DI CƯ Ở BÌNH DƯƠNG
- VÙNG ĐẤT BÌNH DƯƠNG BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
- THỦ DẦU MỘT NĂM 1918
- Thủ Dầu Một cuối thế kỷ XIX qua ghi chép của bác sĩ J. C. Baurac