THẦY VÕ ĐẤT TÂN KHÁNH BÀ TRÀ LỰA CHỌN HỌC TRÒ
- 16/11/2020
Ngày nay, lớp võ mở dạy khắp mọi nơi. Ai muốn học võ thì chỉ cần đến ngay nơi lớp võ dạy, để đăng ký và đóng học phí là có thể vào học võ được rồi. Tất nhiên, người học võ đòi hỏi phải tuân thủ một số nội quy của lớp võ, như: mặc võ phục thống nhất như các học viên khác, thực hiện các nghi thức chào lớp, chào thầy cùng các bậc huynh trưởng…
Tuy nhiên, ngày xưa không phải vậy. Thời đó, cách nay khoảng trên dưới một tram năm, bất cứ ai muốn đi học võ đều phải vượt qua sự thử thách của chính người thầy dạy võ đặt ra, rồi mới bắt đầu sắm sanh lễ vật để cúng Tổ, kính thầy và nhập môn.
Những hậu duệ của môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, nhất là những người thầy đang bảo tồn và phát huy môn võ này, đã luôn nhớ nằm lòng câu chuyện thử thách để chọn học trò của võ sư Võ Văn Ất (mọi người hay gọi là thầy Hai Ất) – một bậc thầy võ lừng danh với bao phen đả hổ…
Chuyện kể rằng hôm ấy là ngày tốt, thầy Hai Ất hẹn ba chàng thanh niên xin thọ giáo võ học với ông đến để khảo hạch. Thầy vốn nổi tiếng ở xứ võ Tân Khánh Bà Trà này, từng lừng danh lục tỉnh với bao phen đả hổ cũng như đào tạo nhiều học trò tài giỏi.
Tải về tại đây
- Quá trình hình thành văn hóa đô thị Bình Dương.
- HUỲNH THIỆN NGHỆ HAY HUỲNH VĂN NGHỆ?
- NHỊ VỊ ANH HÀO LÀNG VÕ TÂN KHÁNH BÀ TRÀ ĐẢ TỬ TAM HỔ Ở RỪNG CẦY BẸ
- NGHỆ NHÂN CHU THÁI THANH- NGƯỜI GÓP PHẦN THỔI HỒN VÀO NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƯƠNG.
- NHÂN VẬT LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)
- GIAO LƯU LIÊN ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Ở BÌNH DƯƠNG
- VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI MƯỜNG DI CƯ Ở BÌNH DƯƠNG
- VÙNG ĐẤT BÌNH DƯƠNG BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
- THỦ DẦU MỘT NĂM 1918
- Thủ Dầu Một cuối thế kỷ XIX qua ghi chép của bác sĩ J. C. Baurac