Đất, Người Bình Dương

Tìm về cộng đồng cư dân Việt ở Bình Dương

  • VĂN THỊ THÙY TRANG
  • 25/07/2012
Vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII lớp cư dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung đến vùng Đông Nam bộ. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày nay là một trong những vùng đất mới để cộng đồng cư dân đến sinh cơ, lập nghiệp. Họ bao gồm nhiều thành phần trong xã hội thời bấy giờ, những nông dân nghèo khổ, lầm than chốn quê nhà; là những người chạy trốn sự truy đuổi của chính quyền phong kiến, những người trốn lính, trốn thuế... vì bức xúc cuộc sống mà bất chấp nguy hiểm đi tìm nơi nương thân, mưu lập cuộc sống mới.
Bình Dương nơi dừng chân của đoàn quân di cư người Việt cùng với các địa bàn khác trên khu vực như Mô Xoài, Cù lao Phố, Bến Nghé. Bởi nơi ấy dân di cư thường theo các cửa biển, con sông để tìm vùng đất tốt định cư. Những vùng đất tốt, thuận tiện giao thông thủy bộ ở Bình Dương nhất là chung quanh thị xã Thủ Dầu Một vốn là vùng giáp sông Đồng Nai, sông Sài Gòn chính là những nơi định cư lý tưởng thuở đầu khai phá.
Đầu tiên người Việt đến vùng Lái Thiêu trung tâm là Bình Nhâm. Số cư dân phát triển dọc theo sông (sài Gòn), theo sông Thị anh (Bến Cát) Tân An... dân Ba, Tân Uyên dọc sông Đồng Nai, dần đến vùng vùng định cư của người Việt.
Hệ thống hành chính được thiết lập theo địa đồ năm 1698. Sau đó, triều Nguyễn đã có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút lưu dân đến khai hoang, lập làng vùng Gia Định - Đồng Nai. Trong bối cảnh đó Bình Dương cũng nhanh chóng được khai phá. Theo nhà nghiên cứu địa bạ Nguyễn Đình Đầu thì vùng đất Bình An (Bình Dương trước đây) là nơi có nhiều ruộng đất nhất củatỉnh Biên Hòa, chứng tỏ đây là vùng đất có đông cư dân nông nghiệp nhất. Vùng xung quanh Thủ Dầu Một sau này như Phú Cường, Lái Thiêu, Phú Lợi, Tân Khánh, Tân Uyên, Cù lao Rùa là những xóm đông đúc của Bình Dương từ thuở Tân Khánh, Tân Uyên, Cùa lao Rùa là những xóm đông đúc của Bình Dương từ thuở mở cõi thời nhà Nguyễn.
Từ khi vùng đất Bình Dương được thiết lập thì cư dân người Việt ở đây Phát triển nhanh chóng. Nhiều ấp, nhiều làng mới đượchình thành theo sự tăng trưởng của dân cư. Người Việt đa phần cư trú ở đồng bằng tập trung theo cộng đồng dân cư, vỡ hoang trồng lúa nước hoa màu bằng những dụng cụ thô sơ như cuốc, xuổng, liềm… chăn nuôi gia súc gia cầm “con trâu là đầu cơ nghiệp”…
Người Việt ở Btnh Dương cũng phụ thuộc theo từng giai đoạn lịch sử Việt Nam. Có sự phân chia giữa hai giai cấp và nhiều tầng lớp xã hội khác nhau như địa chủ, phú hào, nông dân, lệ nông, gia nô... cuộc sống nông nghiệp luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, người Việt liên kết với nhau dụa vào nhau mà sống. Thôn xóm làng xã của người Việt được tổ chức chặt chẽ, quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết thành một cơ sở đơn vị gia đình là sự cấu thành gia tộc.
Người Việt quan niệm về ăn uống là cho ngon miệng chứ không mấy chú trọng về chất lượng. Bữa ăn là để tập hợp đủ các thành viên trong gia đình vừa ăn vừa trò chuyện, thăm hỏi nhau. Mọi hành động của người Việt nói ra đều có chữ ăn đứng đầu như ăn nói, ăn mặc, ăn ở, ăn uống, ăn học... Người Việt ở Bình Dương không ưa uống trà như ở miền Trung, miền Bắc. Tuy nhiên, rượu trà, trầu cau là những thứ không thể thiếu trong lễ nghĩa. Người đàn ông có thú uống rượu, hút thuốc, phụ nữ thì ăn trầu “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Cộng đồng người Việt đầu tiên ở Bình Dương mặc theo kiểu miền Bắc, miền Trung. Phụ nữ thường mặc áo cánh ngắn bằng vải nâu, cổ tròn viền nhỏ, tà mở, bên trong là tấm yếm màu vàng tơ tằm, dưới mặc váy. Về sau để phù hợp với công việc lao động họ mặc áo cánh gài nút giữa, không có túi, vạt áo sau trùm mông và mặc quần, trên đầu dùng khăn vải màu sáng hoặc kẻ ô gập lại vắt lên đầu. Đến lễ hội thì mặc áo dài và chiếc khăn vuông gấp chéo góc quàng vai cũng được phụ nữ trung niên trang điểm thêm. Trong lễ cưới cô dâu, chú rể đều mặc áo dài (chú rể đội khăn đóng) chân đi hài Nam Định.
Đặc biệt, nhiều làng nghề thủ. công định hình và phát triển trên đất Thủ Dầu Một. Ở đây xuất hiện đội ngũ đóng thuyền và thợ mộc, các kiểu bàn tròn, tủ thờ, giường đi vào thơ ca “Qua rằm mười sáu trăng treo, Anh đóng giường lèo cưới vợ Lái Thiêu”. Cư dân người Việt ở Bình Dương vốn có tay nghề sơn mài và kỹ thuật khảm cừ từ miền Bắc, miền Trung vào được thể hiện trên tủ thờ, ghế tựa, tràng kỷ hương án... lần lượt khai thác thế mạnh ở vùng đất giàu chủng loại gỗ quý như gõ, cẩm lai, giáng hương...tạo nên một nghề độc đáo và nổi tiếng cho Bình Dương - có danh mộc đất Thủ “Ai về chợ Thủ hỏi chủ Thợ”. Một minh chứng của nghề là ngôi miếu Mộc Tổ ở Lái Thiêu, các làng nghề mộc ở Phú Thọ, Chánh Nghĩa...; làng sơn mài Bến Thế, Tương Bình Hiệp... là những cụm dân cư Việt lưu truyền những nghề thủ công độc đáo của tỉnh Bình Dương. Sau này, người Pháp cho mở trường Bá nghệ Thực hành Thủ Dầu Một năm 1901, nghề mộc càng có điều kiện phát triển trên cơ sở tiếp thu kỹ thuật hiện đại, kết hợp với những truyền thống vốn đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng không những trong nước mà còn cả thị trường ngoài nước.
Về dân số: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cư dân Việt ở Bình Dương có 80.066 người (niên giám Địa chí Thủ Dầu Một của thực dân Pháp). Năm 1915, cư dân Việt có 89.318 người. Năm 1925, có 105.968 người Việt gốc Nam kỳ, 4.122 người Việt gốc Trung kỳ, Bắc kỳ...
Đến năm 1867, dân số có 1 .913 người Việt có đăng hộ tịch và 45.912 người Việt không được đăng hộ tịch. Người Việt ở Bình Dương còn có sự biến đổi khác, vào thời kỳ xuất hiện một đội ngũ công nhân cao su ngày càng nhiều theo nhu cầu mở rộng đồn điền cao su của thực dân Pháp trên địa bàn Thủ Dầu Một - Đông Nam bộ.
Thời kỳ cận hiện đại, mật độ dân số người Việt ở Bình Dương không ngừng thay đổi, luôn được bổ sung từ nhiều nguồn, nhiều nơi. Năm 1954, từ nguồn di cư người Việt từ các tỉnh phía Bắc vào, một số người Việt ớ miền Trung đến với chính sách “Dinh điền” của chế độ Sài Gòn trước năm 1975. Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước,
nhân dân xiêu tán các nơi đã nhanh chóng hồi hương, lấp dần các khoảng trống ở các vùng Bến Cát, Tân Uyên, Dầu Tiếng... họ là một bộ phận dân cư đi kinh tế mới, khai hoang phục hóa. Dân số người Việt thời chống Mỹ đến năm 1998 là 468.146 người.
Ngày nay, Bình Dương một vùng đất năng động và phát triển mạnh về kinh tế các khu công nghiệp, thu hút hàng ngàn lực lượng công nhân khắp mọi miền đáp ứng nhu cầu việc làm. Số lượng dân cư luôn biến đổi theo sự phát triển cân bằng của xã hội. Cộng đồng cư dân người Việt ở Bình Dương trải qua nhiều sự đổi thay của lịch sử, nhưng họvẫn giữ vững truyền thống ''Uống nước nhớ nguồn'', tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, sống chan hòa cùng chung tay xây dựng cuộc sống mới văn minh, giữ vững bản sắc dân tộc.
V.T.T.T
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Địa chí Sông Bé NXB Sông Bé, 1991.
2. Tạp chí xưa và nay - số 45B (11-1997)
3. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1930-1975) - NXB Chính trị Quốc gia, 2003.
4. Bình Dương đất lành chim đậu - 1999
5. Bình Dương thời đổi mới NXB Thanh Niên.
6. Tư liệu thuyết minh Bảo tàng, 2005

VĂN THỊ THÙY TRANG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24433981