Đất, Người Bình Dương

Kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2007): Tại sao một trong ba chi bộ Đảng đầu tiên ở Nam bộ được thành lập tại Nhà máy xe lửa Dĩ An?

  • NGUYỄN THỊ NGỌC MINH (Bảo tàng Bình Dương)
  • 25/07/2012
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, nhân dân Dĩ An sớm có ảnh hướng từ các phong trào yêu nước của những sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, phong trào ''Thiên Địa Hội'' của Phan Xích Long... đã tạo nên xu hướng chính trị trong lòng nhân dân yêu nước. Năm 1902, khi thực dân Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ hai, tưbản Pháp cấu kết với chính quyền địa phương cướp đất, đuổi dân, san lấp mặt bằng để xây dựng nhà máy xe lửa Dĩ An. Sau 10 năm xây dựng, năm 1912 nhà máy đưa vào hoạt động chính thức. Nhà máy xe lửa DĩAn là nhà máy tương đối hiện đại đứng hàng thứ hai sau nhà máy Trường Thi ở Vinh. Tư bản Pháp bắt đầu tuyển chọn công nhân vào làm trong nhà máy, phần đông công nhân là dân địa phương. Vì chính sách tô thuế nặng, bóp nghẹt đời sống của họ, cuộc sống đã nghèo túng lại càng nghèo khổ hơn. Với sự xuất hiện của nhà máy xe lửa DĩAn đã mang lại niềm hy vọng cho cuộc mưu sinh của người dân Dĩ An, nhưng tư bản Pháp tuyển công nhân rất khắt khe, xảy ra tình trạng hối lộ, đút lót đối với bọn cai. Khi được vào làm việc công nhân phải làm thử việc 1 năm không hưởng lương, mà lương còn bị cắt xén một cách công khai, công nhân không dám lên tiếng vì mang tiếng ''hàm ơn''. Cuộc sống hà khắc cùng với những chế độ bóc lột của chủ, lối hống hách của bọn cai đã đẩy công nhân vào bước đường cùng. Trong hoàn cảnh như vậy trong lòng họđãnung nấu tinh thần phản kháng nhưng không có phương pháp đấu tranh, chỉ phản kháng theo hướng tự phát, lẻ tẻ, không tập trung.
Những tổ chức như Thiên Địa hội, Hội kín yêu nước, Thanh niên cao vọng đảng... đã tác động mạnh mẽ đến thương yêu nước của công nhân nhà máy Dĩ An. Bằng chứng là năm 1926, hàng trăm công nhân nhà máy cùng với nhân dân vùng DĩAn, Thủ Đức, Lái Thiêu kéo xuống Sài Gòn tham gia dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh và họ tổ chức lễ truy điệu tại nhà máy xe lửa. Ở nhiều nơi, công nhân nhà máy đã tham dự nghe nhiều cuộc diễn thuyết công khai của các nhà trí thứcyêu nước nói về tình hình đất nước, về lý tưởng sống của thanh niên... hoặc nghe đọc những tài liệu, sách báo công khai tiến bộ. Ngoài ra, họ còn tiếp thu nhiều nguồn thông tin của các phong trào cách mạng các nơi nhất là phong trào của Công hội đỏ Ba Son do đồng chí Tôn Đức Thắng thành lập tại Sài Gòn. Tất cả những nhân tố đó đã khơi dậy lòng yêu nước, ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An nâng thêm một bước mới. Công nhân nhà máy xe lửa DĩAn ngày càng có ý thức đấu
Tranh, đấu tranh có tổ chức, có tính quyết liệt hơn. Cụ thể là họ tham gia nhiều cuộc biểu tình, bãi công, đòi yêu sách: ngày làm việc 8 giờ, đòi tăng lương từ 20 - 40%, làm thêm giờ phải trả lương, ốm đau nghỉ được hướng lương... Đó cũng chỉ là thắng lợi bước đầu. Phong trào đấu tranh của công nhân đòi hỏi phải có lý luận soi đường, có tổ chức lãnh đạo. Trong những năm đen tối đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và quần chúng nhân dân trong nước, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thành lập Đảng cộng sản.
Đảng cộng sản theo quan điểm lý luận Mác - Lênin, bóc trần bản chất nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ sự phát triển cũng như sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cần có một tổ chức chính trị của giai cấp công nhân. Bởi vì giai cấp công nhân là giai cấp năng động nhất, là đại biểu cho lợi ích cơ bản của quần chúng nhân dân lao động. Giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết, lôi cuốn quần chúng nhân dân lao động vì họ cũng xuất phát từ nông dân nên có mối liên hệ chặt chẽ với nông dân, tạo thành một khối liên minh công nông vững chắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Nhà máy xe lửa Dĩ An là nơi tập trung lực lượng công nhân đông, có ý thức phản kháng và tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ. Cho nên việc chuẩn bị để thành lập một chi bộ Đảng ở nhà máy xe lửa Dĩ An là điều bức thiết phải thực hiện. Từ năm 1928-1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đề ra chủ trương ''vô sản hóa'', đưa hội viên của mình vào các đồn điền, nhà máy, xí nghiệp của tư bản, cùng làm việc, cùng ăn, cùng ở với công nhân, giác ngộ cách mạng cho công nhân. Năm 1929, Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội cử đồng chí Nguyễn Văn Lợi (tức Lợi đen) đi ''vô sản hóa'' ở nhà máy xe lửa Dĩ An. Đồng chí Lợi đã tích cực tuyên truyền vận động công nhân chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn tư bản. Cùng thời gian này vào mùa thu, một số chi bộ được thành lập ở các tỉnh Nam bộ. Đồng chí Châu Văn Liêm (tức Việt - Bí thư trung ương lâm thời An Nam Cộng sản Đảng cử đồng chí Nguyễn Đức Thiệu (tức Tích) đến nhà máy xe lửa DĩAn xây dựng cơ sở, để thành lập một chi bộ và Công hội đỏ tại đây. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng chí Thiệu xin vào làm cu li trong nhà máy nhằm gần gũi, tiếp xúc với công nhân để tuyên truyền, vận động và thông qua một số công nhân tốt để hoạt động. Thời gian này, đồng chí Phạm Hữu Lầu (tức Lộ) được đề cử vào An Nam Cộng sản Đảng, cũng đến DĩAn công tác. Để che mắt địch, đồng chí mở tiệm hớt tóc ở Đường Mồi, tại ngã trường Đình (nay là trường tiểu học An Bình). Công nhân nhà máy và nông dân đến tiệm hớt tóc, đồng chí đã tuyên truyền cách mạng rộng rãi và bí mật chuyền tay nhau đọc những sách báo tiến bộ đã phần nào giác ngộ được họ. Mặt khác, đồng chí còn bí mật liên lạc với đồng chí Thiệu vận động công nhân đấu tranh, xây dựng cơ sở và tổ chức lập chi bộ tại nhà máy. Sau quá trình chuẩn bị, tháng 1-1930 Chi bộ đề- pô xe lửa Dĩ An ra đời, đồng chí Nguyễn Đức Thiệu làm bí thư theo sự chỉ định của cấp trên. Mới thành lập chi bộ chỉ có 2 đảng viên, nhưng do yêu cầu bức thiết phải sớm có chi bộ Đảng lãnh đạo phong trào công nhân ở một nhà máy quan trọng như nhà máy xe lửa Dĩ An nhất thiết phải có chi bộ, nên Xứ ủy coi đây là chi bộ đặc biệt. Chi bộ Đảng đề-pô xe lửa Dĩ An ra đời trở thành cột móc quan trọng đối với phong trào cách mạng của nhân dân Dĩ An nói riêng và có sự tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước ở Thủ Dầu Một nói chung.
Từ đây hoạt động đấu tranh cách mạng của công nhân nhà máy xe lửa Dĩ An chuyển từ tự phát sang tự giác dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng và một lực lượng hùng hậu các làng phụ cận luôn tham gia ủng hộ, mà trong đó Công hội làm nòng cốt. Với sự ra đời của chi bộ Đảng cộng sản, đặc biệt là Chi bộ Đảng đề-pô xe lửa Dĩ An, tiếp đó là sự hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930 đã có ảnh hưởng tích cực đến phong trào công nhân đề-pô xe lửa Dĩ An, công nhân trong các hãng của Pháp trên địa bàn Dĩ An - Thủ Đức. Đảng ra đời là một mốc son chói lọi, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỷ XX.
N.T.N.M
 
Tài liệu tham khảo
1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1930-1975), BCH Đảng bộ tỉnh Bình Dương, NXB Chính trị Quốc gia.
2. Lịch sử phong trào công nhân nhà máy xe lửa DĩAn Bộ Giao thông Vận tải, Liên hiệp đường sắt Việt nam, 1999.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện Dĩ An (1930-2005)BCH Đảng bộ huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, NXB Chính trị Quốc gia
4. Tìm hiểu tư  tưởng Hồ Chí Minh NXB Lý luận chính trị
5. Lênin nói về nền kinh tế XHCN NXB Thông tấn xã Nô-vô-xti Mát-xcơ-va, 1983.

NGUYỄN THỊ NGỌC MINH (Bảo tàng Bình Dương)


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24405563