Đất, Người Bình Dương

Đình Bà Lụa – những ngày đầu hình thành

Đình Bà Lụa là ngôi đình thờ thành hoàng làng Phú Cường, ra đời từ rất sớm ở Thủ Dầu Một. Trải qua nhiều lần tu sửa, hiện nay đình Bà Lụa dù không còn nguyên gốc so với trước đây, đặc biệt lần xây dựng lại năm 1957 đã thay đổi kiến trúc ngôi đình xưa. Tuy nhiên qua tư liệu và truyền khẩu dân gian cho thấy đây là một ngôi đình rất bề thế và đậm kiến trúc theo phong cách đình miếu Nam Bộ. Đến nay có quá nhiều giai thoại về ngôi đình tuyệt đẹp từng tồn tại, đặc biệt là thông tin về một phiên bản đình tại Pháp như truyền tụng của người dân địa phương là khá thú vị. Chuyên khảo sẽ góp phần khảo sát về lịch sử ngôi đình và những thông tin liên quan, nhằm làm rõ hơn một công trình tín ngưỡng rất nổi tiếng tại Nam Bộ với những nguồn tư liệu đang có hiện nay. Đình Bà Lụa hiện nay nằm ở bờ Bắc rạch Bà Lụa, thuộc phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Phường Phú Thọ là một đơn vị hành chánh cấp xã phường ngày nay được lập trên địa giới làng Phú Cường, tổng Bình Điền thời Pháp, trước đó là thôn Phú Cường và xa hơn nữa (năm 1836) là thôn Phú Lợi Đông, tổng Bình Chánh Trung, huyện Bình An.

Xem chi tiết


Quá trình hình thành văn hóa đô thị Bình Dương.

Trong bài viết này tác giả vận dụng lý thuyết tương quan, nguyên lý động-tĩnh của phương pháp nghiên cứu văn hóa đô thị, để nhận biết các tiến trình tương tác và chuyển biến của văn hóa đô thị trong phạm vị không gian và thời gian. Lý thuyết tương quan thể hiện sự tương tác chuyển biến, còn nguyên lý động-tĩnh: nghiên cứu trạng thái động là bản chất của hiện tượng đô thị, làm cho đô thị không ngừng biến đổi về hình thức và chức năng trong quá trình đô thị hóa: Về thời gian: quá trình đô thị hóa mang tính liên tục và xuyên suốt: đô thị nông nghiệp, đô thị thương nghiệp, sự phát triển hệ thống giao thông… Về không gian: không gian sống, địa điểm tập trung dân cư ở thị tứ, trung tâm hành chính, sự biến đổi môi trường sống… Về chủ thể: con người vừa là tác nhân vừa là sản phẩm, chủ thể văn hóa trong môi trường đô thị. Từ năm 1900 tỉnh Thủ Dầu Một ra đời đánh dấu bước đầu hình thành của một văn hóa đô thị, tỉnh Thủ Dầu Một- Bình Dương thay đổi trên mọi phương diện. Sự thay đổi đó đã được ghi nhận từ phía nhà sử học, nhà nghiên cứu trong nước, cũng như sự ghi nhận, phản ánh của người nước ngoài.


THẦY VÕ ĐẤT TÂN KHÁNH BÀ TRÀ LỰA CHỌN HỌC TRÒ

Ngày nay, lớp võ mở dạy khắp mọi nơi. Ai muốn học võ thì chỉ cần đến ngay nơi lớp võ dạy, để đăng ký và đóng học phí là có thể vào học võ được rồi. Tất nhiên, người học võ đòi hỏi phải tuân thủ một số nội quy của lớp võ, như: mặc võ phục thống nhất như các học viên khác, thực hiện các nghi thức chào lớp, chào thầy cùng các bậc huynh trưởng… Tuy nhiên, ngày xưa không phải vậy. Thời đó, cách nay khoảng trên dưới một tram năm, bất cứ ai muốn đi học võ đều phải vượt qua sự thử thách của chính người thầy dạy võ đặt ra, rồi mới bắt đầu sắm sanh lễ vật để cúng Tổ, kính thầy và nhập môn.


HUỲNH THIỆN NGHỆ HAY HUỲNH VĂN NGHỆ?

Thượng tuần tháng 11.1945, đoàn cán bộ, chiến sĩ Nam Bộ có chuyến công tác đặc biệt tại Hà Nội. Nhân dịp này, Bộ Thông tin Tuyên truyền của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành tổ chức đăng đàn cho một số cán binh có thành tích kháng chiến nổi bật nhằm cổ động tinh thần hăng hái ủng hộ đồng bào miền Nam của các giai tầng thành phố. Cuộc đăng đàn diễn ra lúc tối 19.11.1945 gồm có ba diễn giả: Trần Văn Giàu, nguyên Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ; Huỳnh Thiện Nghệ, từng là thủ lĩnh lực lượng Thanh niên Tiền phong tỉnh Biên Hòa, cùng một chiến sĩ vừa từ mặt trận trở về không được nêu tên. Phần đầu buổi diễn thuyết được báo Cứu Quốc đăng tải trên số 106, ngày 1.12.1945, nhan đề Anh Huỳnh Thiện Nghệ trong Ủy ban Kháng chiến miền Đông Nam Bộ đã nói chuyện về tình hình chung tại Nam Bộ, với hai lượt trình bày của anh chiến sĩ trẻ nọ và anh Huỳnh Thiện Nghệ, trong đó trung tâm câu chuyện hướng về người cán bộ họ Huỳnh.


NHỊ VỊ ANH HÀO LÀNG VÕ TÂN KHÁNH BÀ TRÀ ĐẢ TỬ TAM HỔ Ở RỪNG CẦY BẸ

Sách "Tự học võ thuật Tân Khánh" của tác giả Hoài Phong, xuất bản năm 1971 tại Gia Định có ghi lại câu chuyện… …Ông Võ Văn Ất và ông Võ Văn Giá là hai bậc đại tiền bối của Làng Võ “Tân Khánh Bà Trà”, từng nổi tiếng với câu tục ngữ “Cọp Bầu Lòng, Võ Tòng Tân Khánh” sau khi hai ông hạ được con hổ to ở miệt Bầu Lòng (nay thuộc thị xã Bến Cát, Bình Dương).


NGHỆ NHÂN CHU THÁI THANH- NGƯỜI GÓP PHẦN THỔI HỒN VÀO NGHỀ ĐIÊU KHẮC GỖ Ở BÌNH DƯƠNG.

Cùng với các nghề truyền thống có từ lâu đời như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ cũng là nghề truyền thống tiêu biểu của Bình Dương. Nghề điêu khắc gỗ hình thành và phát triển trên đất Bình Dương đã hơn 200 năm. Trong điều kiện hiện nay, nghề điêu khắc gỗ đã và đang có nhiều nỗ lực, từng bước đổi mới để duy trì và phát triển ổn định.


NHÂN VẬT LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)

Trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước (1954-1975), Đảng bộ, quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân, giành được những thắng lợi to lớn, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là sự phản ánh những đóng góp lớn lao về của cải vật chất, công sức, trí tuệ và cả máu xương của các tầng lớp nhân dân Thủ Dầu Một - Bình Dương và biết bao cán bộ, chiến sĩ từ mọi miền đất nước đã từng công tác, chiến đấu trong cuộc kháng chiến đầy gian lao mà anh dũng trên vùng đất Bình Dương. Trong hai cuộc kháng chiến Bình Dương có 42 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 60.000 người có công, 2.083 Mẹ Việt Nam anh hùng, 16.309 liệt sĩ, 5.847 thương binh và 833 cán bộ kháng chiến bị địch bắt tù đày.


GIAO LƯU LIÊN ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA Ở BÌNH DƯƠNG

Đình trong bài viết này được hiểu là một thiết chế văn hóa làng xã có từ thời phong kiến và vẫn đang hiện tồn với tư cách như một cơ sở tín ngưỡng dân gian, một di sản văn hóa. Bối cảnh đô thị hóa được xem là yếu tố tác động đến khả năng tồn sinh của đình. Trong bối cảnh đó, để tổ chức một lễ hội Kỳ yên, phải chăng ban quý tế các đình thần cần huy động tối đa sự tham gia của những người có cùng hệ thống tâm linh, tín ngưỡng Thần Thành Hoàng mà trong số đó chắc chắn không thể thiếu sự tham gia của ban quý tế các đình thân hữu gần xa. Bài viết này tập trung giới thiệu về mạng lưới quan hệ giao lưu giữa các đình ở tỉnh Bình Dương với giả thuyết cho rằng sự củng cố và phát huy truyền thống giao lưu liên đình góp phần duy trì và gia tăng sức sống bền bỉ của các ngôi đình trong bối cảnh đô thị hóa.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24389318