Đất, Người Bình Dương

Guốc mộc Bình Dương qua góc nhìn lịch sử-văn hóa

Guốc mộc Bình Dương đã xuất hiện cách nay khoảng một trăm năm, qua những bước thăng trầm đã khẳng định được dấu ấn là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ đặc trưng của văn hóa Bình Dương (bên cạnh gốm sứ, sơn mài).Guốc mộc Bình Dương là một trong các thể loại của nghệ thuật điêu khắc gỗ; Những đôi guốc xinh xắn là sản phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo, trình độ mỹ thuật,tay nghề của nghệ nhân mà còn có tâm hồn nghệ nhân gửi gắm vào trong đó.Guốc mộc Bình Dương đã đi vào đời sống người dân, là hình ảnh gần gủi quen thuộc của người Việt gần trăm năm qua. Ngày nay làng nghề guốc mộc ở Bình Dương không còn nữa.Mặc dù guốc mộc vẫn được làm và buôn bán nhưng trước sự cạnh tranh dữ dội của các loại giày dép trong nước và ngoại nhập, guốc mộc Bình Dương đang đứng trước nguy cơ mai một.

Xem chi tiết


Dấu ấn họ Trần ở Thành phố Thủ Dầu Một xưa

Dòng họ Trần ở Thành phố Thủ Dầu Một có lịch sử cư trú lâu đời ở địa phương, tạo được những dấu ấn quan trọng với các công trình kiến trúc cổ và các trí thức địa phương nổi tiếng


Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh - Bảo vật ngàn năm

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2283/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 9), năm 2020. Trong 24 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận đợt này, có Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh (Bình Dương) với niên đại cuối thế kỷ III trước Công nguyên – thế kỷ I sau Công nguyên, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Bình Dương. Như vậy, di tích Phú Chánh hiện có 02 bảo vật quốc gia đó chính là Bộ chum gỗ nắp trống đồng (2018) và Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh (2020). Đây là các hiện vật độc bản, có hình thức độc đáo và giá trị đặc biệt tiêu biểu cho vùng đất Bình Dương thời kỳ tiền sơ sử. Mở ra những nghiên cứu mới cho các nhà khảo cổ học khi nghiên cứu về vùng đất và con người Bình Dương xưa.


Ngọn liên đả tam thương của của Ông Cả Đại ở An Sơn (Thuận An, Bình Dương)

Bên cạnh những ruộng đất ở An Sơn (nay thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương), ông Cả Đại còn có nhiều ruộng muối ở miệt Bà Rịa, Phan Thiết. Do vậy, ông Cả Đại thỉnh thoảng cũng đi thăm nom các ruộng muối. Nhân dịp đó, ông Cả Đại có quen biết với thầy Thông Kỳ, học trò của một võ sư đã từng ứng thí nơi kinh đô, đoạt chức Võ cử Mạnh.


Vài nét về huyện Bù Đốp, Bình Phước trong quá trình lịch sử

Bù Đốp là vùng đất nằm trong “khu đệm” của vùng nối liền phía Bắc và Đông Bắc Sài Gòn với vùng đồi núi thấp ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cư dân ở Bù Đốp bao gồm nhiều bộ phận từ nhiều vùng khác nhau tụ họp về trong suốt quá trình lịch sử, cùng đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ vùng đất quê hương của mình. Trước thế kỷ XIX, Bù Đốp là vùng đất hoang sơ, chủ yếu rừng rậm bạt ngàn, là địa bàn cư trú chủ yếu của các cộng đồng dân tộc ít người như: Mạ, Stiêng, Chơ Ro… Đầu thế kỷ XIX, chính quyền nhà Nguyễn bắt đầu thiết lập những đồn thủ biên phòng, cử quân đội đến đây đồn trú để bảo vệ biên giới. Những binh lính người Việt, cùng với gia đình của họ đã đến sinh sống ở khu vực này. Theo thời gian, lưu dân người Việt tìm đến đây càng đông đảo hơn, cùng cộng cư với các cộng đồng cư dân bản địa, khai phá đất đai, lập làng xóm, cùng chiến đấu bảo vệ vùng đất biên viễn phía Tây của tỉnh Biên Hòa (sang thời thuộc Pháp là tỉnh Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé sau thống nhất, hiện nay là tỉnh Bình Phước).


Tiềm năng du lịch của tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ ở Bình Dương

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ thời nguyên thủy. Là một đất nước nông nghiệp trồng lúa nước nơi vai trò kinh tế của người phụ nữ rất quan trọng cũng như mong ước phồn thực, mong ước sự sinh sôi nảy nở đã nảy sinh tâm lý trọng nữ, tôn thờ Nữ thần. Tâm lý đó phản ánh qua rất nhiều hình tượng người phụ nữ như mẹ u Cơ, Bà Trưng, bà Triệu… cũng như hàng trăm nữ thần được thờ cúng. Từ nền tảng tín ngưỡng thờ Nữ thần, trải qua quá trình phát triển lâu dài, thu nhận những ảnh hưởng tích cực của Đạo giáo (tục thờ Thần), Phật Giáo (Phật Mẫu), tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã được hoàn thiện thành một hệ thống bài bản lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) là cốt lõi. Theo chân những người Việt Bắc Bộ, Tín ngưỡng xuất hiện ở Bình Dương từ những năm 40, thế kỷ 20 song cho đến hiện nay, có rất ít bài viết, công trình đề cập đến hiện tượng tín ngưỡng này. Trong khuôn khổ của một bài viết, chúng tôi sẽ trình bày khái quát lịch sử, thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát huy tiềm năng du lịch của tín ngưỡng, như một biện pháp tích cực nhằm bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Nhân vật lịch sử thời khai hoang lập ấp ở Bình Dương xưa

Lần theo lịch sử vùng đất, con người Bình Dương xưa, cách nay hơn 300 năm, trên nhiều khu vực của vùng đất này đã có những lớp cư dân người Việt, người Hoa đến sinh sống, khai hoang, lập nghiệp, chủ yếu sống ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính. Đó là những người Việt ở vùng Ngũ Quảng đến lập nghiệp sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh(Kính) kinh lý vào Nam để thành lập các đơn vị hành chính; là bộ phận người Hoa không hàng phục Nhà Thanh được phép chúa Nguyễn cho vào Nam khai khẩn sinh sống. Họ là những nhân vật lịch sử như: Đức ông Huỳnh Công Nhẫn, tiền hiền vùng Bình Hòa, Bưng Bố, xứ Lái Thiêu; Bá hộ Hạ Quang Quới, tiền hiền vùng Bọng Dầu, Bình Điền, xứ Dầu Miệt; Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài-Tchen Tchang Tchouen) ở xứ Nông Nại (Đồng Nai).


Dấu ấn của dòng họ Trần tại một số ngôi chùa cổ ở Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, lịch sử của Bình Dương cũng gắn liền với lịch sử hơn 300 năm khai phá và phát triển của vùng đất mới phương Nam. Với vị trí nằm gần với hai trung tâm lịch sử của khu vực là Đồng Nai và Gia Định nên vùng đất Bình Dương cũng được các lưu dân khai khẩn từ khá sớm. Trên vùng đất này hiện còn lưu giữ nhiều dấu tích của tiền nhân, trong số đó phải kể đến những di tích của dòng họ Trần. Đây là dòng họ đã có quá trình cư trú lâu dài ở Bình Dương và để lại nhiều dấu ấn quan trọng qua các di tích của họ tộc như: Các ngôi nhà cổ, mộ cổ, các dãy phố quanh chợ Thủ Dầu Một. Bên cạnh đó, dòng họ Trần cũng đã góp phần kiến tạo và trùng tu một số ngôi chùa cổ danh tiếng tại Bình Dương. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những dấu ấn đó thông qua tư liệu Hán Nôm hiện đang bảo lưu ở ba ngôi chùa tiêu biểu.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24281669